Cần tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong CPH doanh nghiệp

Theo ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục tưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính), cần siết chặt kỷ cương, kỷ luật để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng.
Cần tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong CPH doanh nghiệp

Cổ phần hóa, thoái vốn của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) còn chậm, 6 tháng qua mới cổ phần hoá 20 doanh nghiệp (DN) và xây dựng phương án cổ phần hoá 21 DN, số vốn thoái là 11,6 nghìn tỷ đồng (chỉ chiếm 19,3% so với kế hoạch là 60 nghìn tỷ đồng).

Dù tinh thần quyết liệt đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả cổ phần hóa doanh nghiệp đã được khẳng định nhiều lần nhưng 6 tháng qua, cổ phần hóa và thoái vốn còn rất chậm. Những vướng mắc là gì, thưa ông?

Thời gian qua, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn chậm do nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là trong việc chấp hành của các doanh nghiệp, tính chịu trách nhiệm, tính quyết liệt của lãnh đạo doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu mà Chính phủ và các bộ, ngành đặt ra.

Thứ hai, các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa hiện nay là các tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn, đi cùng với đó là những tồn tại về tài chính, vướng mắc về xử lý tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp, khối lượng tài sản lớn dẫn đến việc chuẩn bị trước khi cổ phần hóa chưa tốt hoặc chưa đầy đủ, tiến độ kéo dài do phải dừng lại để xử lý những vướng mắc liên quan đến những nội dung nêu trên.

Thứ ba, thị trường chứng khoán đã hồi phục nhưng chưa mạnh, sức thu hút đối với các nhà đầu tư chưa đủ lớn để hút dòng vốn của các nhà đầu tư, từ đó thúc đẩy thị trường phát triển. Nếu thị trường tốt thì thoái vốn và thúc đẩy sản phẩm hàng hóa sẽ nhanh hơn.

"Ngoài ra, giải quyết vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa tại các bộ, ngành còn chậm, chưa kịp thời. Các khâu xử lý chưa đồng bộ dẫn đến phương án cổ phần hóa phải xin ý kiến nhiều lần.

Vậy sắp tới đây, cần thực hiện giải pháp gì để thúc đẩy tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn, thưa ông?

Thứ nhất, Thủ tướng đã chỉ đạo phải nâng cao trách nhiệm người đứng đầu. Thủ tướng ban hành Quyết định 707/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016-2020", trong đó nhiệm vụ trọng tâm của cổ phần hóa, thoái vốn đã được đặt lên vai người đứng đầu doanh nghiệp.

Thứ hai là các bộ, ngành cũng đẩy mạnh phối kết hợp, cải cách hành chính để bảo đảm xử lý các vướng mắc nhanh hơn. Bộ Tài chính đã rất quyết liệt và bố trí các cán bộ tham gia trực tiếp ở các ban chỉ đạo cổ phần hóa để có thể giải quyết kịp thời. Chính phủ cũng đang gấp rút bổ sung và sẽ ban hành Nghị định mới về cổ phần hóa DNNN thay thế cho Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần, theo đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương IV vừa được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII thông qua.

Theo tôi, đặc biệt là kỷ cương, kỷ luật sẽ phải được tăng cường hơn để gắn liền với trách nhiệm người đứng đầu, không chỉ ở doanh nghiệp mà cả các cơ quan quản lý Nhà nước, như vậy mới bảo đảm yêu cầu cổ phần hóa. Công tác giám sát, kiểm tra cần được đẩy mạnh không chỉ với vai trò của các cơ quan Nhà nước mà còn trong cả cộng đồng, các nhà đầu tư thông qua việc chúng ta sẽ công khai minh bạch từng dự án.

Tại Phiên họp Chính phủ tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh rằng “nếu đơn vị nào chậm trễ, không cổ phần hóa, thoái vốn đến nơi đến chốn sẽ chuyển sang SCIC để bán vốn, không để kéo dài nữa”. Quan điểm của ông về việc này ra sao?

Theo tôi, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng là “trúng” so với bối cảnh hiện nay. Đối với một số doanh nghiệp lớn, tôi lấy ví dụ như thoái vốn, cổ phần hóa tại Habeco, Sabeco đang giao cho Bộ Công Thương quản lý, thực hiện. Thực tế, cơ quan quản lý còn rất nhiều việc khác trong thúc đẩy tăng trưởng, sản xuất kinh doanh.

Trong khi đó, chúng ta có cả một công ty đầu tư và kinh doanh vốn là SCIC thực hiện thoái vốn rất thường xuyên, bài bản và có kinh nghiệm. Việc chuyển về cho một đơn vị làm công tác này chuyên nghiệp thì sẽ đẩy nhanh hơn quá trình thoái vốn và cổ phần hóa.

Tuy tinh thần cao nhưng triển khai chậm sẽ ảnh hưởng không tốt và làm mất lòng tin của các nhà đầu tư. Thực sự các nhà đầu tư trong và ngoài nước hiện nay đang rất trông chờ vào việc triển khai các dự án lớn về cổ phần hóa, thoái vốn tại các “ông lớn” như Vinamilk, Habeco, Sabeco và các tập đoàn, tổng công ty như Tập đoàn Cao su Việt Nam, các tổng công ty phát điện… Vì thế, tiến độ chậm sẽ khiến lòng tin sẽ giảm.

Tinh thần và chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng đúng với mong muốn của các nhà đầu tư. Quan trọng nhất là vấn đề thời gian, tới đây, có lẽ Chính phủ sẽ đưa ra một thời hạn nhất định cho các thương vụ thoái vốn này. Nếu chậm trễ, rõ ràng phải chuyển cho người khác làm. Tuy nhiên, khi chuyển rồi thì cũng phải kiểm điểm trách nhiệm của những người đã được giao mà không hoàn thành nhiệm vụ.

Theo ông, cổ phần hóa doanh nghiệp có tác động thế nào đối với bài toán tăng trưởng đang đặt ra hết sức cấp thiết trong năm 2017 này?

Theo Nghị quyết Trung ương IV, ngoài việc cơ cấu lại doanh nghiệp thì có những vấn đề liên quan đến thúc đẩy kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân phát triển trên nền tảng nguồn lực Nhà nước. Hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn lực của khu vực tư nhân thường cao hơn khu vực Nhà nước. Thoái vốn sẽ giúp thu về một khoản tiền lớn và khoản tiền này sẽ giành để tập trung cho đầu tư phát triển. Đó cũng là một trong những nguồn lực để thúc đẩy phát triển.

Hơn nữa, việc đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn tạo ra lòng tin của các nhà đầu tư về một Chính phủ kiến tạo, Chính phủ hành động. Điều này khiến các nhà đầu tư yên tâm và chủ động đầu tư nhanh hơn, thúc đẩy đưa dòng vốn đầu tư từ trong và ngoài nước, sẽ có tác động tích cực đối với vấn đề tăng trưởng, tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp dân doanh.

Xin cảm ơn ông.

Theo Ngô Hạnh/VGP NEWS

>> Cổ phần hóa vẫn ì ạch vì sự chần chừ của lãnh đạo DN 

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…