Cận Tết, chỉ có 4 doanh nghiệp "mở hầu bao" chia cổ tức bằng tiền mặt vào ngày 13-17/1

Trong đợt chia cổ tức lần này, các doanh nghiệp áp dụng tỷ lệ chi trả tiền mặt từ 4% đến 20%, đồng thời một số đơn vị triển khai phát hành thêm và thưởng cổ phiếu...

Cận Tết, chỉ có 4 doanh nghiệp "mở hầu bao" chia cổ tức bằng tiền mặt vào ngày 13-17/1

Trong tuần từ ngày 13/1 đến 17/1, thị trường ghi nhận 8 doanh nghiệp tiến hành chốt quyền cổ tức. Đáng chú ý, có 4 doanh nghiệp quyết định trả cổ tức bằng tiền mặt, với tỷ lệ dao động từ 4% đến mức cao nhất là 20%.

Bên cạnh đó, 1 doanh nghiệp chọn trả cổ tức dưới dạng cổ phiếu, trong khi 2 doanh nghiệp khác thực hiện phát hành thêm cổ phiếu. Ngoài ra, 1 doanh nghiệp đặc biệt gây chú ý với quyết định thưởng cổ phiếu cho cổ đông trong tuần này.

Đầu tiên, Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam – Vinaseed (mã chứng khoán: NSC) ra thông báo về việc chi trả cổ tức đợt 2/2023. Theo đó, ngày 20/01/2025, Vinaseed sẽ chốt quyền trả cổ tức bằng tiền, tỷ lệ 20% (1 cổ phiếu nhận về 2.000 đồng). Ngày thực hiện chi trả cổ tức dự kiến vào ngày 19/02/2025.

Hiện tại, NSC đang lưu hành hơn 17,57 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính doanh nghiệp sẽ cần chi hơn 35 tỷ đồng để trả cổ tức đợt này cho cổ đông. Được biết, vào tháng 6/2024, doanh nghiệp này đã quyết định trả cổ tức đợt 1/2023 cho cổ đông cùng với tỷ lệ 20% bằng tiền mặt.

Tiếp đến là Công ty Cổ phần Tập đoàn Yeah1 (mã chứng khoán: YEG) công bố sẽ chào bán 54,8 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 40%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được quyền mua 40 cổ phiếu mới. Thời gian đăng ký mua từ ngày 3/2 – 3/3/2025, trong khi thời gian chuyển nhượng quyền mua từ 3/2 – 20/2/2025.

Với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu, Yeah1 dự kiến thu về 548 tỷ đồng và công ty này sẽ nâng vốn điều lệ từ 1.370 tỷ đồng lên 1.918 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì (mã chứng khoán: HVT) là công ty ấn tượng nhất trong đợt chia cổ tức lần này. HVT thông báo chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng).

Ngày 16/1/2025 sẽ là ngày chốt danh sách và 15/1/2025 sẽ là ngày giao dịch không hưởng quyền, với tỷ lệ thực hiện quyền là 150% (cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu được nhận 15 cổ phiếu mới). Với gần 11 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Hóa chất Việt Trì dự kiến phát hành thêm 16,5 triệu cổ phiếu mới, qua đó tăng vốn điều lệ từ 110 tỷ lên gần 275 tỷ đồng.

Giống NSC, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (mã chứng khoán: LSS) thực hiện việc chi trả cổ tức năm 2023-2024 bằng tiền mặt. Theo đó, tỷ lệ thực hiện là 5%/mệnh giá (1 cổ phiếu nhận được 500 đồng). Số tiền mà LSS cần phải chi trả cho lần này là hơn 40 tỷ đồng và được thanh toán vào ngày 15/4.

Ngoài ra, LSS còn phát hành hơn 5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, đây là cổ phiếu phổ thông với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Việc phát hành này nhằm mục đích để trả cổ tức năm 2023-2024. Tỷ lệ phát hành là 7%, tương ứng với tỷ lệ là 100:7.

Tiếp đến là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện miền Trung (mã chứng khoán: SEB) cho biết,ngày 15/1 chốt danh sách tạm ứng cổ tức đợt 4/2024, chi trả bằng tiền mặt, tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu nhận về 1.000 đồng). Lần gần nhất, SEB trả cổ tức là vào ngày 30/10/2024, cũng bằng tiền mặt và tỷ lệ 10%.

Trong khi đó, Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì (mã chứng khoán: HVT) lại ra thông báo chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng).

Chia cổ tức có tỷ lệ thấp nhất đợt này là Công ty Cổ phần Xây dựng DIC Holding (mã chứng khoán: DC4). Theo DC4, công ty sẽ phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức, với tỷ lệ thực hiện là 50%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Hội nghị đối thoại tại Hong Kong, tháng 4/2025

Thêm tín hiệu tích cực cho tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán

Trong chương trình công tác tại Hong Kong, Trung Quốc (từ ngày 07/4 - 10/4/2025), Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Thị trường tài chính chứng khoán châu Á (ASIFMA) tổ chức Hội nghị Đối thoại với các nhà đầu tư tổ chức quốc tế tại Hong Kong. Đây là hoạt động duy trì đối thoại, chia sẻ, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục giữa cơ quan quản lý chứng khoán và các thành viên thị trường, các nhà đầu tư trong nước, quốc tế, các định chế tài chính và tổ chức cung cấp ch

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...