Cần "tiền tươi thóc thật" để cứu ngân hàng

Việc tăng tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài (nới room cho khối ngoại) được nhiều người xem là một giải pháp thích hợp để gọi vốn “tiền tươi thóc thật” nhằm đẩy nhanh tái cơ cấu ngân hàng.
Cần "tiền tươi thóc thật" để cứu ngân hàng

Từ lâu Vietcombank muốn mở rộng room cho nhà đầu tư nước ngoài 

Dòng tiền bơm vào hệ thống nhằm nâng cao năng lực tài chính, thúc đẩy mở rộng quy mô, xử lý nợ xấu, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản trị tốt hơn.

Lãnh đạo của một ngân hàng thương mại cổ phần cho biết việc nới room có thể theo lộ trình lên 30%, 35%, 40% và những mức khác nữa.

Vị lãnh đạo này cho biết thêm nới room để khuyến khích các nhà đầu tư ngoại tích cực tham gia là điều rất đáng xem xét và đáng làm. Nếu chúng ta có dòng tiền thật là điều vô cùng tốt trong giai đoạn tái cấu trúc của ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên việc nới room cũng cần đi theo lộ trình bắt đầu nâng từ 30 lên 49% và sau đó là lên cao hơn.

Chuyên gia tài chính ngân hàng - TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định: "Nới room cho ngân hàng là điều cần thiết bởi nhiều ngân hàng hiện nay đối mặt với áp lực tăng vốn mà tự thân làm được rất khó, trong khi nguồn lực trong nước hạn chế. Có dòng vốn mới thì cần mạnh dạn tăng room lên 49% cho tất cả các NĐTNN".

Ông Hiếu chỉ ra điều này cũng hợp lý khi NHNN đã tuyên bố rõ ràng các nhóm nào tham gia mua cổ phần ngân hàng phải chứng minh được nguồn thu nhập hợp pháp, hợp lệ, phải dùng nguồn tiền thật, không được sử dụng vốn vay lòng vòng dưới bất cứ hình thức nào.

Theo Nghị định 60/2015/NĐ-CP của Chính phủ, hiện tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam ở mức 30%, trong đó một tổ chức không được sở hữu quá 20%.

Đứng ở góc độ giới đầu tư nước ngoài, với mức room này họ khó có tiếng nói chi phối trong Hội đồng quản trị. Vì vậy, họ cũng rất mong chờ Chính phủ sớm xem xét nới room.

Về phía các ngân hàng, hiện một số ngân hàng đã cạn room cho nhà đầu tư nước ngoài ví dụ như ABBank. Ngân hàng này đã bán cổ phần cho đối tác nước ngoài lên mức 30%; trong đó, MayBank nắm 20% và IFC nắm 10%. Tại Vietinbank, tổng sở hữu của khối ngoại hiện là 27,75% trong đó The Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ sở hữu 19,73%, hai đơn vị thuộc IFC giữ 8,02%.

Một số ngân hàng khác, tỷ lệ cổ phần nắm giữ của đối tác ngoại cũng đang ở mức tối đa 20% đối với nhà đầu tư tổ chức như HSBC tại Techcombank, Ngân hàng Société Générale tại SeABank, Commonwealth Bank tại VIB; BNP Paribas của Pháp tại OCB,…

Trước đó, đã có một vài ngân hàng đề xuất Chính phủ xem xét nới room ngoại và nếu cần thiết sẽ là ngân hàng thí điểm đầu tiên tăng sở hữu vốn ngoại.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...