Theo đó, tất cả tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký hộ khẩu vào chỗ ở thuê, mượn, ở nhờ tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố đều được áp dụng tiêu chuẩn chỗ ở tối thiểu 20 m2/người không phân biệt nội ngoại thành, khu vực.
Người dân muốn đăng ký hộ khẩu thường trú vào TP.HCM phải đáp ứng được tiêu chuẩn về chỗ ở trên. Quy định này cũng không ảnh hưởng đến quyền sở hữu nhà ở hợp pháp của người dân, cũng không áp dụng với người tạm trú có thời hạn hay ở trọ. Ông Tuấn lý giải.
Cũng theo ông Tuấn, nếu tiêu chuẩn này được ban hành chỉ áp dụng cho trường hợp nhập hộ khẩu vào nhà ở nhờ, thuê, mượn, không áp dụng cho những trường hợp đăng ký hộ khẩu vào nhà thuộc sở hữu của mình, nhập hộ khẩu theo thân nhân.
"Sở Xây dựng chỉ trình một mức tiêu chuẩn về nhà ở để đăng ký hộ khẩu thường trú trên địa bàn TP nhằm điều chỉnh cho phù hợp giữa số dân và hạ tầng kỹ thuật. Tránh trường hợp nhà 50m2 trong các quận trung tâm TP đăng ký hộ khẩu ở nhờ từ 20 đến 50 người, ông Tuấn cho biết.
Theo công an TP.HCM, từ khi Luật cư trú có hiệu lực (năm 2006) đến nay có hơn 94.000 hộ đăng ký hộ khẩu vào nhà mượn, thuê, ở nhờ trong tổng số 1,5 triệu hộ dân thường trú trên địa bàn TP.HCM.
Vì vậy, quy định này không ảnh hưởng nhiều đến các hộ dân, không làm xáo trộn đời sống của người lao động. Dự kiến, UBND TP.HCM sẽ trình HĐND TP thông qua nội dung này vào kỳ họp HĐND tháng 12 tới.
Trước đó, Sở Xây dựng TP HCM cũng đã đưa ra dự thảo diện tích nhà bình quân tối thiểu để nhập hộ khẩu vào nhà do thuê, ở nhờ, mượn của người khác trên địa bàn là 20 m2/người (so với mức cũ là 5 m2/người) nhằm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố theo từng thời kỳ.