Canada là nước thứ 5 phê chuẩn CPTPP

Là quốc gia thứ 5 phê chuẩn CPTPP (sau Nhật Bản, Mexico, Singapore và New Zealand), Canada sẽ nằm trong 6 quốc gia thành viên đầu tiên được hưởng những lợi ích của CPTPP khi thỏa thuận được thực thi.
Canada là nước thứ 5 phê chuẩn CPTPP

Chính phủ của Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã gửi thông báo chính thức về việc phê chuẩn Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP.

Hiệp định được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều lợi ích kinh tế đáng kể cho Canada, bao gồm việc tiếp cận Nhât Bản cũng như các thị trường phát triển nhanh như Malaysia và Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng tất cả các tỉnh, thành phố và vùng lãnh thổ của Canada đều được hưởng lợi từ CPTPP.

CPTPP sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi được 6 nước phê chuẩn. Và Canada sẽ là quốc gia duy nhất trong Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) có thỏa thuận thương mại với toàn bộ các thành viên khác của G7. 

CPTPP sẽ kiến tạo nên một thị trường gần nửa tỷ dân, nơi các doanh nghiệp Canada có thể cạnh tranh và thành công trên một sân chơi bình đẳng. Việc phê chuẩn CPTPP là một bước đi quan trọng của Canada hướng tới đa dạng hóa thương mại. 

CPTPP được giới quan sát đánh giá là thông điệp mạnh mẽ chống lại xu hướng bảo hộ hiện nay trên thế giới. CPTPP hiện có 11 thành viên (gồm Australia, Nhật Bản, Malaysia, Việt Nam, Singapore, Brunei, New Zealand, Canada, Mexico, Peru và Chile) có quy mô kinh tế lên tới 13.500 tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.