Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn giúp Quảng Ninh "hút" đầu tư!

Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đi vào hoạt động đã mở ra cả một bầu trời tiềm năng cho Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội - lưu thông hàng hóa - văn
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn giúp Quảng Ninh "hút" đầu tư!

Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là cảng hàng không đầu tiên do nhà đầu tư tư nhân là Tập đoàn Sun Group trực tiếp đầu tư, khai thác và quản lý. Sự kết nối này mở ra cả một bầu trời tiềm năng cho Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội - lưu thông hàng hóa - văn hóa - du lịch,...

Sân bay Vân Đồn đi vào hoạt động, bản thân nó đã chứa đựng rất lớn cơ hội đầu tư tại Quảng Ninh. Đồng thời, nó cũng tạo ra sức hút đặc biệt đối với Bất động sản công nghiệp của Tỉnh. Để hiểu rõ hơn về cơ hội đầu tư thành công tại đây, PV Tạp chí Thương gia đã có cuộc phỏng vấn với ông Đặng Minh Trường – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group xung quanh việc đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Vân Đồn. Từ đó, các nhà đầu tư có thể đánh giá được sức hút cũng như cơ hộ đầu tư tại nơi được ví như một nước “Việt Nam thu nhỏ” rộng mở như thế nào?

Ông Đặng Minh Trường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sungroup - Chủ đầu tư Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn

Vì sao Tập đoàn Sun Group lại chọn Vân Đồn để mở cảng hàng không quốc tế ở đây chứ không phải là một khu vực khác, thưa ông?

Lịch sử cho thấy rằng, Vân Đồn đã từng là một thương cảng lớn, một trung tâm giao thương quốc tế có vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển chung của nước Đại Việt. Do nhiều yếu tố khách quan, thương cảng Vân Đồn đã dần mất đi vai trò của mình.
Việc chúng tôi chọn Vân Đồn là địa bàn đầu tư chiến lược để xây dựng sân bay quốc tế tại đây không ngoài mục tiêu góp phần đánh thức thức thương cảng Vân Đồn phồn hoa xưa nói riêng, biến Quảng Ninh nói chung trở thành điểm phải đến, một cực tăng trưởng mới của khu vực và thế giới. Ngoài sân bay, Sun Group cùng với các nhà đầu tư lớn khác cũng đang đồng loạt triển khai tại Vân Đồn các dự án du lịch, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao khác…

Ông có thể sơ qua về những thuận lợi, khó khăn khi Tập đoàn Sun Group thực hiện đầu tư sân bay này?

Về thuận lợi, suốt thời gian triển khai dự án, Sun Group may mắn nhận được sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ ngành trung ương, và đặc biệt là sự quan tâm, hết sức tạo điều kiện của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cũng như sự ủng hộ của người dân địa phương.
Còn về khó khăn, nếu so sánh mức độ khó khăn với các dự án mà Sun Group từng triển khai, thì điều kiện thi công tại sân bay Vân Đồn chưa thấm vào đâu so với sự khắc nghiệt của địa hình, khí hậu tại những địa bàn đặc thù khác như Fansipan hay Bà Nà Hills.
Tuy nhiên, là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên ở Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực sân bay, chúng tôi đã vượt qua không ít khó khăn để đưa công trình về đích trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Khó khăn đầu tiên phải kể đến là khâu giải phóng mặt bằng(GPMB). Để đạt được sự đồng thuận ngay của bà con xã Đoàn Kết, Bình Dân (huyện Vân Đồn) là không dễ. Tuy nhiên, nhờ vào sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính quyền, việc GPMB đã được xử lý êm thấm, hài hòa lợi ích giữa người dân - chính quyền và doanh nghiệp.
Thứ hai là việc chúng tôi tự đặt ra cho mình mục tiêu phải hoàn thành một sân bay đẳng cấp, hiện đại, chất lượng 5 sao trong thời gian nhanh nhất. Để đạt được mục tiêu đó, chúng tôi chấp nhận đương đầu với với vô vàn áp lực.
Tuy nhiên, nhờ hợp tác với những đơn vị tư vấn chuyên nghiệp hàng đầu thế giới như NACO, cùng đội ngũ nhà thầu năng lực tốt, nên sân bay Vân Đồn đã đảm bảo được đầy đủ các tiêu chí cao nhất về chất lượng, công nghệ, thẩm mỹ và tiến độ thi công. Tất cả được hoàn thiện nhanh chóng sau hơn 2 năm.

Toàn cảnh Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn

Xin ông cho biết, trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư, xây dựng và đưa vào khai thác, Tập đoàn được tỉnh Quảng Ninh ưu đãi chính sách gì về thuế, đất đai, giải quyết thu tục hành chính? Ý nghĩa của việc ưu đãi này?

Như đã trao đổi ở trên, trong quá trình triển khai dự án chúng tôi đã nhận được sự quan tâm tạo điều kiện từ phía người dân và chính quyền các cấp tại Quảng Ninh. Có thể kể đến việc hỗ trợ giảm thiểu các thủ tục hành chính, đẩy nhanh thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan, góp phần giúp Tập đoàn đưa công trình về đích đúng tiến độ.

Không phải ngẫu nhiên mà Quảng Ninh đã có năm thứ 2 liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, tinh thần chủ động lắng nghe, đồng hành giải quyết khó khăn cùng doanh nghiệp của chính quyền Quảng Ninh nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng nhà đầu tư, các tập đoàn lớn trong và ngoài nước, trong đó có chúng tôi.

Không gian, cảnh quan tại Sân bay Vân Đồn

Thưa ông, sân bay Vân đồn đi vào hoạt động đã tác động gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa - du lịch đối với Quảng Ninh nói riêng, đối với các vùng lân cận và cả nước nói chung?

Với khát vọng chung tay làm thay đổi hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, Sun Group không chọn những dự án mang lại nhiều lợi nhuận để làm, mà chọn những vùng đất giàu tiềm năng nhưng chưa được khai thác đúng tầm để đến.

Đến với Quảng Ninh, Sun Group đã dũng cảm đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng vào các dự án hạ tầng giao thông động lực như sân bay Vân Đồn, cao tốc Vân Đồn – Hạ Long, cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, là những công trình khó khăn, phức tạp khi thi công, cần nhiều vốn và lâu hoàn vốn… bởi chúng tôi hiểu rằng, hạ tầng du lịch có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy tăng trưởng du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội cả một vùng đất nói chung. Ngày 03/4/2019 vừa qua, chúng tôi cùng với Quảng Ninh đã khởi công tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái với tổng vốn đầu tư gần nửa tỷ USD, giúp cho việc di chuyển từ cửa khẩu Móng Cái tới sân bay Vân Đồn thuận lợi hơn.

Bằng việc đưa vào vận hành CHK quốc tế Vân Đồn, chúng tôi tin tưởng rằng các hãng hàng không, các hãng lữ hành trong và ngoài nước sẽ có thêm nhiều lựa chọn để khai thác thêm nhiều đường bay, để thiết kế nhiều tour du lịch mới đến Quảng Ninh. Từ đó góp phần giúp Quảng Ninh sớm hoàn thành mục tiêu đón 15 đến 16 triệu lượt khách vào năm 2020 và 23 triệu lượt khách vào năm 2030, theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tới 2020, tầm nhìn tới 2030. Phấn đấu đến năm 2020 Quảng Ninh sẽ trở thành một tỉnh có dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc.
Trong bản đồ phát triển giao thông quốc gia, sân bay Vân Đồn cũng là sân bay thứ hai được đầu tư xây dựng kể từ sau năm 1975 (sau sân bay Phú Quốc), góp phần đáp ứng nhu cầu giao thông, vận chuyển bằng đường hàng không đang ngày càng tăng cao, từng bước hiện thực hóa mục tiêu được nêu trong “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” là Việt Nam sẽ có 23 sân bay vào năm 2020. Hiện nay, nếu chưa tính sân bay Vân Đồn, thì tổng công suất tất cả các sân bay đang khai thác hiện nay ở nước ta chỉ đạt khoảng 71,5 triệu khách/năm, chưa bằng công suất chỉ một sân bay chính ở Bangkok, Singapore, Kuala Lumpur (100 triệu khách/năm).

Ông có thể cho biết, đến thời điểm hiện nay, sân bay Vân Đồn đã hợp tác thực hiện khai thác, vận chuyển với bao nhiêu hãng bay, đường bay, chuyến bay, hành khách trong nước và quốc tế?
Sau hơn 3 tháng đi vào hoạt động, sân bay Vân Đồn đã đón trên 50.000 lượt hành khách (52.562 lượt tính đến 18/4/2019) với 3 hãng hàng không lớn nhất Việt Nam đang tổ chức khai thác tại đây, gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways. Tần suất hoạt động của sân bay vào khoảng 40 chuyến bay đến và đi mỗi tuần. Công suất trên mỗi chuyến bay đạt gần 70%.
Hiện một số hãng hàng không mới đã công bố kế hoạch mở đường bay tới Vân Đồn như DongHai Airlines (Trung Quốc) và Bangkok Airways (Thái Lan). Đối với các hãng nội địa, Vietnam Airlines cho biết đang nghiên cứu cùng HaNa Tour (Hàn Quốc) về việc mở chuyến bay thẳng Vân Đồn - Hàn Quốc, trong khi đó, VietJet Air đã tiến hành khảo sát để xúc tiến việc mở đường bay Đài Loan - Vân Đồn.
Ngoài ra, đầu tháng 3 vừa qua, sân bay cũng đạt nhiều thỏa thuận hợp tác với các hãng bay, hãng lữ hành tên tuổi trong khu vực như Sky Angkor, DHT Aviation Hana Tour, Viet Travel, Smile Viet… để tiến tới mở cửa đón dòng khách quốc tế trong năm nay.

Để phục vụ tối đa nhất nhu cầu của hành khách, ông có thể nói thểm về việc Sân bay Vân Đồn đã và đang áp dụng các chính sách như thế nào để thu hút đầu tư và bổ sung những hạng mục hạ tầng, dịch vụ phụ trợ gì?

Hiện chúng tôi đang tiếp tục hoàn thiện các hạng mục dịch vụ, cảnh quan, cây xanh… Đặc biệt, sau khi vận hành giai đoạn 1, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 với các kế hoạch mở rộng, tăng công suất khách từ 2,5 triệu hiện nay lên 5 triệu khách.

Cảng HKQT Vân Đồn đã công bố chính sách ưu đãi về giá dịch vụ cho các hãng bay, đồng thời chủ đầu tư cũng đang triển khai chính sách giảm giá vui chơi tại tổ hợp Sun World Halong Complex cho hành khách tới Quảng Ninh thông qua sân bay Vân Đồn.
Chúng tôi sẽ xây dựng nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho chính các hãng hàng không, hãng lữ hành khi mở tour, tuyến du lịch tới Quảng Ninh và các địa phương khác thông qua CHK quốc tế Vân Đồn. Ví dụ chính sách ưu đãi riêng khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Sun Group trên địa bàn Quảng Ninh như tổ hợp vui chơi giải trí hiện đại Sun World Halong Complex, tới đây là Khu nghỉ dưỡng Suối khoáng nóng Quang Hanh, Sun Premier Village Ha Long Bay… cũng như các sản phẩm khác trong hệ thống.
Sân bay cũng đang áp dụng chính sách hỗ trợ giảm tới 50% phí dịch vụ mặt đất cho các chuyến bay quốc tế, hỗ trợ giảm giá quảng cáo tại sân bay tới 70% và thậm chí miễn phí thuê văn phòng trong 1 năm cho các hãng bay thường xuyên.

Tập đoàn Sungroup có kiến nghị gì đối với Cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến việc khai thác Sân bay Vân Đồn hay không? Cụ thể của việc kiến nghị? Xin ông cho biết!

Để thu hút khách quốc tế tới Việt Nam, chúng tôi đề xuất chính sách nới lỏng visa, mở cửa bầu trời để đón các thị trường khách mới. Việt Nam mới chỉ miễn visa cho du khách từ 24 quốc gia, trong khi con số này của Brunei là 54, Thái Lan là 55 và có thành viên ASEAN thậm chí đạt trên 150. Chưa kể, hiện chúng ta chỉ miễn visa có 15 ngày cho các nước và vùng lãnh thổ (trừ Chile miễn 90 ngày), trong khi các nước xung quanh miễn từ 30-90 ngày. Nếu không tháo điểm nghẽn này, chúng ta không thể nói đến chuyện thu hút thêm nhiều thị trường khách mới có chi tiêu cao.
Bên cạnh chính sách về visa, chúng tôi còn quan tâm tới vấn đề “mở cửa bầu trời”. Hiện số lượng các chuyến bay thuê chuyến - charter flight - đến Việt Nam ngày càng tăng. Nhưng điểm bất cập là các chuyến bay này chỉ được dừng ở một điểm đến tại Việt Nam và quay về điểm xuất phát. Nếu cho phép các chuyến bay thuê chuyến này được đưa khách bay tiếp hành trình tới các điểm khác ở Việt Nam (stop over) sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các điểm đến Việt Nam đón dòng khách có tiềm lực chi tiêu cao này.

Xin cảm ơn ông.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…