Người Hà Nội đang quá chủ quan với Covid-19?

Mặc dù được khuyến cáo, yêu cầu không được tụ tập đông người để phòng dịch nhưng có vẻ một bộ phận người dân tại Hà Nội đã cảm thấy quá bí bách và ngày càng chủ quan với dịch bệnh.
Người Hà Nội đang quá chủ quan với Covid-19?

Sau hơn 2/3 chặng đường thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội,trong hai ngày cuối tuần vừa qua hình ảnh Thủ đô tĩnh lặng đã gần như biến mất. Nhiều người dân đã chủ quan, vội vàng từ bỏ nỗ lực "ở yên trong nhà" để trở lại cuộc sống đời thường, bất chấp dịch bệnh vẫn rất phức tạp, có nguy cơ lây lan trong cộng đồng.

Đáng chú ý, dù là ngày cuối tuần nhưng đường phố Hà Nội đã tấp nập người và xe trở lại.

Trên vỉa hè hay phần đường đi bộ, công viên, không khó để tìm thấy người dân ở mọi lứa tuổi tập trung đông đúc tập thể dục. Thậm chí, có những nhóm người tụ tập không đeo khẩu trang. Chắc chắn trong số ấy, có nhiều người thuộc trường hợp không cần thiết phải ra đường.

Tại khu vực ngã tư Kim Mã-Liễu Giai, ngã tư Lê Văn Lương, Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Hùng... lúc 18h ngày 19/4, phương tiện nườm nượp đi lại, đến 19h, lượng xe cộ vẫn chưa có dấu hiệu giảm.

Dường như, người dân Hà Nội đã bắt đầu có tâm lý chủ quan khi trong hơn 3 ngày liên tiếp Việt Nam không có thêm ca mắc mới Covid-19, số ca mắc vẫn dừng lại ở con số 268, rất nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh, hiện chỉ còn 65 ca đang điều trị.

Bên cạnh đó là sự bí bách, nhàm chán vì phải ở trong nhà lâu ngày.Thực tế từ tuyến đầu phòng dịch cho thấy, chưa đến thời điểm có thể yên tâm, chưa đủ để khẳng định Việt Nam đã an toàn trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19.

Một vài người đã "chán" phải đeo khẩu trang
Một vài người đã "chán" phải đeo khẩu trang

Bởi lẽ, dù không có ca nhiễm mới này nhưng xuất hiện tình hình của bệnh nhân 188 sau khi xuất viện ngày 16/3 đã có xét nghiệm dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2, Tiểu ban điều trị - Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết hiện bệnh nhân đã được chuyển tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 để tiếp tục theo dõi. Hiện tình trạng bệnh nhân ổn định, ho khan nhẹ.

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19 khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo về phòng, chống dịch và hướng dẫn của ngành y tế, không nên chủ quan, lơ là, tránh để tình trạng dịch có thể tiếp tục lây lan trong cộng đồng.

Khu vực vườn hoa chung đã đông đúc trở lại như ngày thường
Khu vực vườn hoa chung đã đông đúc trở lại như ngày thường

Trước đó, tại phiên họp trực tuyến của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố với các sở, ngành, quận, huyện, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ đã chỉ rõ, tâm lý chủ quan, bắt đầu khinh địch chẳng khác nào gần thắng lợi nhưng chủ quan và phải trả giá.

Vì vậy, với các lực lượng phòng, chống dịch và nhân dân, Bí thư Vương Đình Huệ nhấn mạnh "ưu tiên hàng đầu hiện nay vẫn là chống dịch bệnh Covid-19".

Tại cuộc họp, từ phân tích thực tế có hiện tượng người dân chủ quan, số người ra đường nhiều lên, tới nơi công cộng tập thể dục tăng lên, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị người dân toàn thành phố chấp hành nghiêm quy định về giãn cách xã hội.

"Chỉ 10% người dân không chấp hành, những chỉ đạo giãn cách xã hội sẽ không có giá trị", ông Chung nhấn mạnh.

Xem thêm

Hà Nội đề xuất kéo dài thời gian cách ly xã hội

Hà Nội đề xuất kéo dài thời gian cách ly xã hội

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Thành phố đề xuất với Thủ tướng Chính phủ kéo dài thời gian thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ tới ngày 30/4/2020.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...