CEO tha hoá và cái giá phải trả

Chiếc ghế nóng của các CEO luôn là một chiếc ghế “quyền lực” và đôi khi, chính những yếu tố này khiến chiếc ghế đó trở nên nóng theo đúng nghĩa đen, đặc biệt khi họ bước vào con đường mang tên “bê bối
CEO tha hoá và cái giá phải trả

Chủ tịch kiêm TGĐ điều hành Kobe Steel, Hiroya Kawasaki cúi đầu sau khi thông tin bê bối được tung ra.

Giới quan sát nhận định, số lượng các CEO phải từ chức hoặc bị buộc thôi việc vì liên quan đến bê bối chỉ chiếm một con số khá ít ỏi. Theo một thống kê không chính thức cho biết, trong năm 2016, chỉ có vỏn vẹn 18 trường hợp các CEO dính bê bối buộc phải thôi nhiệm trong tổng số 2.500 trường hợp. Điều đáng ngạc nhiên hơn chính là, những CEO kế nhiệm lại vẫn tiếp tục đi theo “vết xe đổ đó” và thậm chí, tỷ lệ này còn có xu hướng tăng cao.

Hối lộ: “Cách bê bối” chưa bao giờ “cũ”

Trong vài năm trở lại đây, những thông tin liên quan đến những bê bối của các CEO luôn là các “headlines” trên các mặt báo. Các thông tin “hot” thường liên quan đến việc các tập đoàn lớn hàng đầu thế giới đã hối lộ bao nhiêu tiền cho các quan chức cấp cao của Chính phủ hay các vụ lừa đảo tiền tỷ của các khách hàng tại các ngân hàng lớn…

Tiêu biểu nhất chính là vụ bê bối hối lộ của “đại gia ngành công nghệ Samsung” – một trong những “chaebo” của Hàn Quốc. Hay mới đây là hàng loạt các vụ bê bối tham nhũng như: CEO Tom Enders vướng phải bê bối “sai phạm, tham nhũng và hối lộ” trong ngành Hàng không dân dụng tại Airbus; Uber Technologies liên tục phải đối mặt với các vụ điều tra hối lộ tại Mỹ và khu vực Châu Á (gồm các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc).

Hay ngay tại Việt Nam, những “sóng dồn” của ngành ngân hàng cũng khiến công chúng nhiều lần ngỡ ngàng và khiến ngành tài chính ngân hàng Việt Nam ảnh hưởng không nhỏ.

Tom Enders CEO của Airbus đang vướng phải bê bối “sai phạm, tham nhũng và hối lộ”

Gian lận: “Chiêu thức” bê bối có khả năng rung chuyển thế giới

Mới đây, nền kinh tế Nhật Bản đã trải qua một “rung chấn” mạnh mẽ khi Tập đoàn Kobe Steel thừa nhận làm giả dữ liệu về độ bền chắc của một số sản phẩm nhôm và đồng được sử dụng trong máy bay, xe hơi và thậm chí cả tên lửa vũ trụ. Theo đánh giá của giới truyền thông, mức độ của vụ bê bối này đã vượt ra ngoài phạm vi Nhật Bản.

Đầu tháng 10 vừa qua, hãng xe Nissan cũng đã tuyên bố triệu hồi hơn 1 triệu xe vì lý do nhân viên kiểm soát chất lượng không được ủy quyền đã tham gia vào quá trình kiểm tra chất lượng xe.

Hay vụ bê bối của hãng sản xuất túi khí đã phá sản Takata được coi là “đỉnh điểm” trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô thế giới. Chất lượng túi khí không đảm bảo của Takata được cho là có liên quan đến cái chết của 17 người trong các vụ tai nạn xe hơi trên toàn cầu.

Cuối năm 2015, hãng điện tử Toshiba cũng “dính” “scandal” lừa dối các nhà đầu tư bằng cách giả mạo dữ liệu trong báo cáo kết quả kinh doanh. Vụ bê bối khiến 3 chủ tịch của Toshiba bị sa thải, dẫn tới mức thua lỗ kỷ lục và buộc hãng phải sa thải nhân viên, bán tháo nhiều mảng kinh doanh.

Nỗ lực cải thiện nhưng vẫn có thể sai hướng

Doanh số, lợi nhuận, những báo cáo tài chính với con số ấn tượng đang tạo nên áp lực lớn cho bộ máy đứng đầu doanh nghiệp, khiến họ dễ “tạo” nên bê bối hơn. Các bê bối này không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, tập đoàn cụ thể mà còn vươn đến tầm quốc gia và thế giới.

Giờ đây, công chúng ngày càng “khó tính” hơn, bớt “bao dung” hơn với những bê bối liên quan đến đạo đức của các vị CEO quyền lực. Nhờ sự lan toả của mạng xã hội, công nghệ số, công chúng có thể dễ dàng “quan sát” mọi hoạt động của các CEO này. Sức mạnh của truyền thông cũng khiến mọi thông tin có thể “bùng nổ” và dễ dàng mất kiểm soát chỉ trong một tích tắc.

Nhiều công ty muốn mở rộng quy mô, đầu tư và hợp tác với nhiều công ty khác, đặc biệt là tại các nền kinh tế mới nổi nên cũng muốn thận trọng hơn để tránh ảnh hưởng đến lợi ích.

Chính quyền các nước cũng tiến hành củng cố chặt chẽ hệ thống chính trị và pháp luật, các “đòn trừng phạt” những hành vi sai trái cũng vì thế mà trở nên cứng rắn hơn. Với những yếu tố đó, các vụ bê bối của các CEO có thể trở thành “đòn chí mạng” với mọi công ty, vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và tiến tới phủ sóng toàn cầu.

Trong suốt thời gian qua, nhiều công ty trên thế giới đã rất nỗ lực tìm kiếm các CEO có tài năng và “bản chất tốt” để điều hành công ty theo hướng phát triển bền vững hơn. HĐQT hay cổ đông của các công ty này đều biết, cách nhìn của thể giới đang dần thay đổi và chiếc ghế CEO không còn mang quyền lực “tuyệt đối” như trước đây.

Nâng cao khả năng giải trình, xây dựng văn hoá liêm chính, tạo áp lực từ xã hội… với các CEO đang là phương pháp để giảm mức độ “tha hoá” và “đi nhầm đường” của họ. Nhiều quốc gia, đơn cử Nhật Bản đã có nhiều nỗ lực nhằm cải thiện khả năng quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, trọng tâm chính được đặt vào đẩy mạnh lợi nhuận thay vì tăng cường giám sát những hành vi xấu.

Những vụ làm giả thông tin của các công ty Nhật Bản trong suốt thời gian qua cho thấy, doanh số, lợi nhuận, những báo cáo tài chính với con số ấn tượng đang tạo nên áp lực lớn cho bộ máy đứng đầu doanh nghiệp.

Các vụ “scandal” này không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế Nhật Bản mà còn khiến phương châm kinh doanh “uy tín hàng đầu” của các doanh nghiệp Nhật Bản bị lung lay, mở đường cho sự tiến quân và củng cố vị thế của các doanh nghiệp đến từ đất nước “tỷ dân” Trung Quốc.

Mỗi một doanh nghiệp, mỗi một tập đoàn không chỉ phải trả cái giá đắt cho các bê bối này mà nền kinh tế quốc gia cũng phải chịu tác động lớn khi các doanh nghiệp này đã góp phần làm nên tên tuổi và giá trị kinh tế được đo bằng “danh tiếng”.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024

Nam A Bank chung tay cùng TP.HCM phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 diễn ra từ ngày 24 - 27/9, Nam A Bank tiếp tục chung tay cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đóng góp các giải pháp, sáng kiến hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng...

Ông Đàm Nhân Đức, Kinh tế trưởng đại diện MB nhận giải thưởng Financial Large Cap có hoạt động IR được Nhà đầu tư yêu thích nhất

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

Nhờ triển khai hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, Ngân hàng TMCP Quân đội được vinh danh ở hạng hai mục giải thưởng danh giá tại IR Awards 2024...