Chân dung doanh nghiệp bất động sản mới thành lập ba tuần mua 27,6 triệu cổ phiếu TPBank

Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Dragon mới được thành lập vào ngày 25/11/2023, với vốn điều lệ ban đầu là 1.650 tỷ đồng. La công ty con của DOJI Land...

Chân dung doanh nghiệp mới thành lập ba tuần, chi khoảng 480 tỷ, sở hữu 1,25% vốn tại TPBank?
Chân dung doanh nghiệp mới thành lập ba tuần, chi khoảng 480 tỷ, sở hữu 1,25% vốn tại TPBank?

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (mã chứng khoán: TPB) vừa công bố báo cáo thay đổi về sở hữu của cổ đông lớn, nhà đầu tư nắm giữ 5% trở lên cổ phiếu TPB. Báo cáo cho biết, Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Dragon đã mua 27.609.200 cổ phiếu TPB, nâng tỷ lệ sở hữu từ 0% lên 1,25%.

Giao dịch được thực hiện trong phiên 6/12/2023 nhằm mục đích mở rộng danh mục đầu tư. Chiếu theo theo giá đóng cửa phiên 6/12 (17.450 đồng/cổ phiếu), ước tính, Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Dragon đã chi ra khoảng 480 tỷ đồng để mua vào số cổ phiếu trên.

Động thái mua vào này diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu TPB đang có diễn biến hồi phục sau đợt giảm khoảng 20% từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 10. Tính chung từ đầu năm 2023 đến nay, giá cổ phiếu TPB đã tăng gần 30% với thanh khoản trung bình 5,9 triệu cổ phiếu/ngày.

anh-chup-man-hinh-2023-12-12-luc-100928-3990.png
Diễn biến cổ phiếu TPB trong thời gian qua

Đáng chú ý, Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Dragon mới được thành lập vào ngày 25/11/2023, với vốn điều lệ ban đầu là 1.650 tỷ đồng tại địa chỉ Thửa 3,4 Lô 3C Lê Hồng Phong, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Ba cổ đông góp vốn cho doanh nghiệp này gồm: Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản DOJI Land (66%), Công ty TNHH Xây lắp và Kỹ thuật Phúc Thịnh (33,9%) và ông Dương Anh Tuấn (0,1%).

Cổ đông lớn nhất của Bất động sản Dragon là DOJI Land - được DOJI thành lập vào tháng 11/2014 để triển khai các dự án bất động sản, theo chiến lược đưa lĩnh vực này trở thành lĩnh vực chủ chốt, quan trọng trong chiến lược phát triển của tập đoàn.

Về phía Công ty TNHH Xây lắp và Kỹ thuật Phúc Thịnh, đây là doanh nghiệp thành lập vào tháng 7/2016, có trụ sở tại Đống Đa, Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng.

Cả cơ cấu cổ đông và vốn điều lệ của Công ty TNHH Xây lắp và Kỹ thuật Phúc Thịnh đều có biến trong thời gian gần đây. Cụ thể, cuối tháng 11, doanh nghiệp này có vốn điều lệ 160 tỷ đồng. Đầu tháng 12, doanh nghiệp tăng mạnh vốn điều lệ lên 1.450 tỷ đồng, trong đó DOJI Land sở hữu 99,84%.

Bất động sản Dragon còn là công ty thuộc nhóm có liên quan đến TPBank, bao gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI – công ty mẹ của DOJI Land; bà Đỗ Vũ Phương Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm đại diện pháp luật của DOJI Land, Tổng Giám đốc Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI; , Công ty Cổ phần Hải Phòng Invest – công ty do DOJI Land làm cổ đông lớn nhất.

Liên quan đến động thái mua cổ phiếu TPB của Bất động sản Dragon, sau giao dịch này, tổng số cổ phiếu của nhóm nhà đầu tư này tăng từ 222.998.760 triệu cổ phiếu, tương ứng 10,13% vốn lên đến 250.607.960 triệu cổ phiếu tương đương tỷ lệ sở hữu là 11,38%.

Về phía ngân hàng TPBank, theo báo cáo tài chính quý 3/2023, ngân hàng ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 2.962 tỷ đồng, tăng nhẹ 8% so với quý cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng nhẹ đạt 123 tỷ đồng và lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tăng cao lên mức 551 tỷ đồng, tăng lần lượt là 3% và 7,7%.

Kết thúc quý 3/2023, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 1.263 tỷ đồng, giảm 449 tỷ đồng so với quý 2/2022.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, TPBank ghi nhận tổng thu nhập lãi thuần đạt 8.428 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 4.959 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 3.969 tỷ đồng, đều giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022.

Năm 2023, TPBank lên kế hoạch kinh doanh với mục tiêu 8.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, như vậy sau 9 tháng đầu năm ngân hàng đã thực hiện được 57% mục tiêu.

Tại thời điểm ngày 30/9/2023, tổng tài sản của TPBank ghi nhận ở mức 344.402 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm 13% còn 10.397 tỷ đồng, tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác tăng 12% lên mức 41.232 tỷ đồng, cho vay khách hàng tăng 12% đạt 179.946 tỷ đồng…

Tổng nợ xấu đến cuối quý 3/2023 tăng đột biến lên mức 5.350 tỷ đồng, gấp 4 lần so với đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ tăng bằng lần. Kết quả đẩy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức chỉ 0,84% đầu năm lên 2,97%.

Xem thêm

Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)

Chứng khoán Mỹ lại tiếp tục "phá đỉnh" năm 2023

Chứng khoán Mỹ đã đóng cửa ở mức cao mới trong năm vào phiên 11/12 trước các chất xúc tác thị trường lớn trong tuần này bao gồm chỉ số lạm phát và thông báo chính sách của Fed, vốn sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến kỳ vọng về đường đi của lãi suất…

Xu thế chứng khoán ngày 12/12: Không nên vội tăng mạnh tỷ trọng cổ phiếu

Xu thế chứng khoán ngày 12/12: Không nên vội tăng mạnh tỷ trọng cổ phiếu

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức trung tính. Do đó, khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức cân bằng và chưa nên vội tăng mạnh tỷ trọng cổ phiếu cho đến khi xu hướng ngắn hạn của thị trường rõ ràng hơn...

Cuộc đại thanh lọc trên thị trường chứng khoán: Từ xóa tài khoản ảo, tổng rà soát doanh nghiệp đến loại cổ phiếu “xấu”

Cuộc đại thanh lọc trên thị trường chứng khoán: Từ xóa tài khoản ảo, tổng rà soát doanh nghiệp đến loại cổ phiếu “xấu”

Để tiến đến gần hơn với mục tiêu nâng hạng của thị trường chứng khoán, cần phải có cuộc những “thanh lọc” từ “xóa sổ” tài khoản chứng khoán ảo đến đưa doanh nghiệp ra “ánh sáng”, hủy niêm yết và đình chỉ cổ phiếu vi phạm… nhằm làm sạch dữ liệu, trả lại sự minh bạch cho thị trường...

Có thể bạn quan tâm

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...