Chi phí khủng, Điện lực miền Bắc nặng nợ vay

Giống như nhiều doanh nghiệp ngành điện khác, Tổng công ty Điện lực miền Bắc có các khoản vay khá lớn với số dư vay nợ tính đến cuối quý II/2016 lên tới 22.592 tỷ đồng.
Chi phí khủng, Điện lực miền Bắc nặng nợ vay

Tổng công ty Điện lực miền Bắc có nhiều khoản vay lớn, với tổng dư nợ lên tới 22.592 tỷ đồng

Lúc này, câu hỏi nợ vay của Điện lực miền Bắc có tăng trong thời gian tới hay không đang được nhiều đối tác và nhà đầu tư quan tâm.

Chi phí khủng

Theo thông tin vừa công bố, nửa đầu năm 2016, Công ty mẹ Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) lỗ gần 373 tỷ đồng. So với kết quả lỗ 733 tỷ đồng cùng kỳ năm 2015, đây là một nỗ lực đáng kể từ Điện lực miền Bắc.

Chưa công bố Báo cáo hợp nhất, tuy nhiên theo thông tin chúng tôi có được, nửa đầu năm 2016, Điện lực miền Bắc lỗ hợp nhất trên 300 tỷ đồng sau thuế.

Khác với các doanh nghiệp cùng ngành, chi phí lãi vay cùng chênh lệch tỷ giá chưa hẳn là gánh nặng của Điện lực miền Bắc. 2 khoản mục chi phí quản lý và chi phí bán hàng mới thực sự là chi phí đáng kể nhất, là nguyên nhân chính khiến Tổng công ty thua lỗ.

Cụ thể, trong nửa đầu năm 2016, 2 khoản chi phí nói trên đã “ngốn” lần lượt 749 tỷ đồng và 724 tỷ đồng, tổng 2 khoản chi phí này lên tới 1.473 tỷ đồng. Trong khi đó, lãi gộp của Tổng công ty trong kỳ chỉ đạt 1.432 tỷ đồng. Với mức chi phí này, thua lỗ của Điện lực miền Bắc là khó tránh khỏi.

Các chi phí bán hàng và chi phí quản lý của Tổng công ty không được thuyết minh đầy đủ trong Báo cáo tài chính. Năm 2015, Báo cáo tài chính hợp nhất của Điện lực miền Bắc cho thấy, Tổng công ty chi tới 3.683 cho các khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Chi khủng cho các khoản mục này vì vậy không phải là điều bất thường tại Điện lực miền Bắc.

Trao đổi với Báo Đấu thầu, đại diện Điện lực miền Bắc cho biết, Tổng công ty phải trang trải rất nhiều chi phí thuộc 2 khoản mục nói trên, mang tính đặc thù của ngành điện. Ví dụ chi phí thay và sửa chữa công tơ điện cũng được hạch toán vào chi phí bán hàng…

Nửa đầu năm 2016, Tổng công ty đã có tiến bộ rõ rệt về doanh thu, từ mức 30.864 tỷ đồng cùng kỳ 2015, đã tăng lên mức 36.447 tỷ đồng. Mức lỗ nửa đầu năm 2016 cũng đã giảm rất nhiều so với cùng kỳ năm 2015 – đại diện Điện lực miền Bắc cho biết.

Tuy nhiên, cũng phải lưu ý, do tính chất thời vụ, nửa đầu năm là mùa khô, ngành điện nói chung hạn chế sản lượng cũng như doanh thu, trong khi các chi phí vẫn phải trang trải. Đó là lý do nửa đầu năm Tổng công ty thường thua lỗ. Ví dụ có thể thấy là nửa đầu năm 2015, Điện lực miền Bắc lỗ 733 tỷ đồng, nhưng cả năm Tổng công ty vẫn lãi hơn 300 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh của Tổng công ty vì vậy gần như phải “trông chờ” vào tình hình nửa cuối năm, là mùa mưa, sản lượng điện được cải thiện.

Trong các báo cáo về kế hoạch kinh doanh, Điện lực miền Bắc không đưa ra con số lợi nhuận kế hoạch.

Theo thông tin vừa công bố, nửa đầu năm 2016, Công ty mẹ Tổng công ty Điện lực miền Bắc lỗ gần 373 tỷ đồng. So với kết quả lỗ 733 tỷ đồng cùng kỳ năm 2015, đây là một nỗ lực đáng kể từ Điện lực miền Bắc.

Vay nợ gần 22.600 tỷ đồng
Điện lực miền Bắc, tiền thân là Công ty Điện lực được thành lập từ năm 1969 với cơ chế hạch toán độc lập, làm nhiệm vụ quản lý nhà nước trên lĩnh vực điện năng khu vực phía Bắc.
Hiện Tổng công ty là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Vốn điều lệ Tổng công ty tính đến cuối quý II/2016 đạt 17.323 tỷ đồng.

Giống như nhiều doanh nghiệp ngành điện khác, Điện lực miền Bắc có các khoản vay khá lớn. Tính đến cuối quý II/2016, Tổng công ty có số dư vay nợ ngắn và dài hạn lên tới 22.592 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là các khoản vay dài hạn (21.460 tỷ đồng), nhờ đó Điện lực miền Bắc không bị áp lực trả nợ gốc như một số công ty “nặng nợ” khác.

Tổng công ty cho biết, để đảm bảo hoàn thành kế hoạch đã được EVN phê duyệt, Tổng công ty đề nghị EVN điều chỉnh kế hoạch lãi vay từ mức 949 tỷ đồng lên 1.153 tỷ đồng. Nửa đầu năm, Điện lực miền Bắc đã hạch toán 429 tỷ đồng chi phí lãi vay. Năm 2015, chi phí lãi vay của Tổng công ty là 891 tỷ đồng, thấp hơn kế hoạch điều chỉnh năm 2016 mà Tổng công ty đề nghị.

Năm 2016, Tổng công ty ước tính hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 1,99 lần. Con số này dự kiến tiếp tục tăng dần trong các năm sau, đạt khoảng 2,31 lần năm 2020. Nợ vay của Điện lực miền Bắc có tăng trong thời gian tới hay không đến nay vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.

Theo Đan Nguyên/Đấu thầu 

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...