Chi phí lớn khiến hộ kinh doanh ngại lên DN

Nhiều hộ kinh doanh cá thể phàn nàn sau khi họ chuyển thành doanh nghiệp, quy mô, nhân công vẫn vậy mà đóng góp vào quỹ an ninh quốc phòng tăng từ 1 triệu đến tận 3 triệu, 5 triệu chỉ sau một cái “ấn
Chi phí lớn khiến hộ kinh doanh ngại lên DN

Câu chuyện được chia sẻ tại buổi tọa đàm gần đây do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ là một ví dụ cho thấy, chi phí chính là lý do khiến nhiều hộ kinh doanh không muốn lên doanh nghiệp. Mặc dù đây là điều được nhà nước khuyến khích và việc “lên đời” doanh nghiệp cũng mang lại khá nhiều lợi ích, thủ tục cũng không quá phức tạp.  

Theo ông Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp  nhỏ và vừa Việt Nam, việc chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân rất dễ dàng, chỉ cần đơn xin thành lập doanh nghiệp và kèm theo các chứng từ về nhân thân như chứng minh thư, hộ chiếu… Với các loại hình doanh nghiệp khác cũng chỉ cần thêm điều lệ và chứng từ nhân thân của thành viên tham gia.

Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Đậu Anh Tuấn cho biết khi các hộ kinh doanh chuyển lên thành doanh nghiệp  thì họ được tiếp cận vốn và các nguồn lực khác dễ hơn. Tuy nhiên, nhiều chủ hộ sản xuất kinh doanh vẫn còn ngần ngại và không chủ động  trong chuyển đổi hình thức kinh doanh.  

Ngoài những nguyên nhân chủ quan từ phía hộ kinh doanh thì một trở ngại không nhỏ đến từ chính sách khi chưa thực sự tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi một cách nhanh chóng và nhất là đảm bảo cho họ kinh doanh hiệu quả và bền vững sau khi chuyển đổi.

Khi một hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp, trong thời gian đầu doanh thu chưa có nhiều thay đổi, nhưng ngay lập tức họ phải chi những khoản chi phí tuân thủ lớn. Chuyển sang hình thức tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp hơn thì cũng đồng nghĩa với nghĩa vụ, trách nhiệm với Nhà nước, với người lao động cũng phải tăng theo. Đó là những thủ tục về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự, công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp và vô số vấn đề khác.
"Ông Đậu Anh Tuấn cho hay, nhiều hộ kinh doanh cá thể phàn nàn sau khi họ chuyển thành doanh nghiệp, quy mô, nhân công vẫn vậy mà đóng góp vào quỹ an ninh quốc phòng tăng từ 1 triệu đến tận 3 triệu, 5 triệu  chỉ sau một cái “ấn tráp” của phường, còn lợi thì chưa thấy đâu.
Chia sẻ với người viết, đại diện một doanh nghiệp cho hay trước kia, khi còn là hộ kinh doanh thực phẩm chế biến sẵn, họ thường nhập nguồn hàng từ các mối quen ở chợ. Khi còn là hộ kinh doanh, nộp thuế theo hình thức thuế khoán, họ không cần quan tâm đến chứng từ, hóa đơn nhập xuất. Nhưng nay để tính thuế GTGT, họ lại phải đau đầu đi tìm những nguồn nguyên liệu có hóa đơn đầu vào.

Nói về vấn đề này, ông Đậu Anh Tuấn thừa nhận, luật hiện hành đang quy định nhiều khoản, mục “làm khó”các doanh nghiệp vừa và nhỏ. “Theo quy định sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện một loạt các chi phí tuân thủ, điều này với các doanh nghiệp vừa chuyển đổi là cả một trở ngại lớn, cần thời gian và những hỗ trợ nhất định để điều chỉnh và bắt nhịp”, ông nói.

Ví dụ, hộ kinh doanh có doanh thu khoảng 500 triệu tới 1 tỷ đồng chuyển đổi lên doanh nghiệp nhỏ phải tuyển 1 kế toán, lương kế toán trả 5 triệu đồng/tháng, một năm mất khoảng 60 triệu đồng. Như vậy, tiền thuê kế toán để đáp ứng yêu cầu kế toán và thuế quá lớn, dành tới gần 1/10 doanh thu cho một yêu cầu của pháp luật là điều phi lý.

Thêm vào đó, sẵn tâm lý e ngại, sợ thủ tục hành chính rườm rà cũng khiến các hộ kinh doanh không muốn lớn vì lo sợ quy mô càng lớn càng, thủ tục càng nhiều, bị thanh tra “hỏi thăm” nhiều.

Chính phủ đã đặt mục tiêu tới 2020 phải có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và để đạt mục tiêu này, một trong những hướng đi là khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp. Nhưng thực tế, điều này rất khó khăn.

Chẳng hạn trên địa bàn Quận 1, TPHCM – nơi kinh doanh sầm uất bậc nhất cả nước, có khoảng 26.000 hộ kinh doanh. Chỉ tiêu của Quận là vận động trên 2.000 hộ chuyển đổi thành doanh nghiệp đến hết năm 2017. Thế nhưng trong 6 tháng qua, cả quận mới chỉ có 8 hộ chuyển đổi thành doanh nghiệp.

“Chính sách của ta dường như mới tập trung vào khuyến khích thành lập doanh nghiệp, hỗ trợ, động viên khởi nghiệp. Chính sách phải xuyên suốt và nhất quán, tức là nó phải làm thế nào để khi người ta thành lập doanh nghiệp rồi thì phải có một chỗ dựa để phát triển từ doanh nghiệp đó lên”, ông Tô Hoài Nam nói.

Vì vậy, động lực lớn nhất để  các hộ kinh doanh chuyển sang doanh nghiệp là một môi trường kinh doanh an toàn, thuận lợi, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Theo VGP NEWS

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…