Chi phí vận tải cao, áp lực lớn lên các doanh nghiệp xuất khẩu

Chi phí vận tải biển đã tăng từ 3 đến hơn 10 lần trong 2 năm qua, áp lực lên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu rất lớn khiến hàng hoá thiếu sức cạnh tranh khi ra “biển lớn”.
Chi phí vận tải tăng cao đang "đè nặng" doanh nghiệp, khiến hàng hoá khó cạnh tranh được khi ra "biển lớn". (Ảnh: Int)
Chi phí vận tải tăng cao đang "đè nặng" doanh nghiệp, khiến hàng hoá khó cạnh tranh được khi ra "biển lớn". (Ảnh: Int)

Với hơn 80% khối lượng hàng hóa thương mại được vận chuyển bằng đường biển, phương thức vận tải này chính là mắt xích quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics. Tuy nhiên, hiện năng lực logistics của Việt Nam đang thiếu và yếu không đủ sức cạnh tranh với các danh nghiệp nước ngoài dẫn đến thường xuyên bị o ép khiến giá cước vận tải luôn bị “leo thang”.

 Giá tăng gấp nhiều lần

Mặc dù năm 2022 được dự báo xuất khẩu hàng hóa vẫn tăng trưởng khả quan, nhưng nỗi lo lại đang “đè nặng” các doanh nghiệp khi cước phí vận chuyển (logistics) tăng hơn chục lần so với trước dịch. 

Theo đại diện Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco), nguyên nhân cước phí vận chuyển hàng xuất khẩu tăng chóng mặt thời gian qua là do tác động của đại dịch COVID-19 và sự cố tàu vận chuyển container Ever Given bị mắc cạn ở kênh đào Suez hồi tháng 3/2021 đã đẩy giá vận tải biển tăng hơn nữa, trong khi đó cước vận tải chiếm đến 48-54% giá hàng hóa khiến doanh nghiệp xuất nhập khẩu rất khó khăn.

Một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngoài việc giá cước tăng cao họ còn phải gánh thêm hàng loạt loại phí như phí cân bằng container, phí kẹt cảng, phí vệ sinh, phí nhiên liệu sạch… Chi phí nguyên liệu đầu vào tăng từ 30-50% nhưng cũng không bằng chi phí logistics.

Nếu như hồi năm 2020, giá một container đi Mỹ chỉ khoảng 2.000USD, nhưng thời điểm hiện tại giá dao động từ 10.000 - 15.000 USD. Chi phí vận tải biển đã tăng từ 3 đến hơn 10 lần trong 2 năm qua, áp lực lên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu rất lớn.

Không những giá tăng, mà thời gian vận chuyển cũng chậm lại. Đơn cử như trước đây, hàng từ cụm cảng Cái Mép - Thị Vải đi Mỹ có thể mất 18-30 ngày, thì giờ lên 3 tháng.

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025, tỉ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15-20%, tỉ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logictics trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.

Điều này trong tầm tay khi quy mô xuất, nhập khẩu và bán lẻ hàng hóa ngày càng lớn và sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành logistics Việt Nam trong thời gian tới.

 Đẩy mạnh liên kết

Chia sẻ với báo chí mới đây, đại diện phát ngôn của Vinalines cho biết, trên thực tế logistics có rất nhiều mắt xích, trong đó có vận tải biển vì trên 80% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam thông qua các cảng biển.

Liên quan đến giá cước tăng chóng mặt thời gian qua, đại diện Vinalines cho rằng cần phải hiểu rõ là “tiên trách kỷ - hậu trách nhân” vì hiện các DN xuất khẩu của Việt Nam đang thực hiện việc mua Ship bán FOB, tức là việc lựa chọn đơn vị vận tải và giá cước là do bên mua hoặc bán của nước ngoài chọn. Việc thay đổi năng lực vận tải đường biển của Việt Nam như đội tàu, cảng biển cũng cần phải thay đổi tập quán của đơn vị sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. 

Theo vị đại diện này, nếu đội tàu của Việt Nam chào với giá cước thấp hơn, nhưng việc chỉ định quyền vận tải hàng hóa đó lại do người mua hoặc người bán bên nước ngoài họ quyết định. Vì họ mua FOB và bán Ship còn mình ngược lại mua Ship bán FOB, có nghĩa là các doanh nghiệp của chúng ta chỉ giao hàng trên lan can tàu là hết trách nhiệm, còn việc tàu của ai và vận chuyển như thế nào, bảo hiểm hàng hóa ra làm sao là trách nhiệm của ông mua. Cùng đó, việc DN Việt đi mua hàng cũng vậy, chỉ cần đến kho tại cảng Việt Nam nhận hàng.

Do đó, ngoài việc cần phải tập trung phát triển đội tàu cũng phải thay đổi tập quán mua bán, nếu thay đổi được thì đội tàu Việt Nam mới vận chuyển được và sẽ không bị đội tàu nước ngoài o ép về giá cước.

Tập quán kinh doanh thương mại được thể hiện rõ nhất là việc ùn ứ hàng nông sản tại các cửa khẩu phía Bắc vừa qua, khi các chủ hàng chỉ mang hàng lên cửa khẩu, còn việc mua bán thế nào phụ thuộc hoàn toàn vào chủ hàng bên kia và như vậy chúng ta luôn bị chèn ép giá và chịu phần thua thiệt.

Theo đại diện Bộ Công thương, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là nhỏ và vừa, cần do đó cần đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp xuất nhập khẩu, qua đó sẽ thúc đẩy sự chia sẻ kinh nghiệm, tạo dựng niềm tin giữa các doanh nghiệp.

Ngoài ra, cần hình thành mạng lưới các doanh nghiệp lớn, có năng lực dẫn dắt thị trường; tìm kiếm, chia sẻ đơn hàng, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hóa Việt Nam...

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để có thể làm chủ thị trường logistics, các doanh nghiệp logistics trong nước phải có sự thay đổi, nếu không chuyển đổi số sẽ mất sức cạnh tranh, mất thị phần. Cùng đó, nếu hạ tầng giao thông không đồng bộ; kết nối giữa các phương thức vận tải và các doanh nghiệp còn hạn chế vẫn tiếp tục là nguyên nhân khiến chi phí vận tải quá cao sẽ không thể cạnh tranh. 

Xem thêm

TP.HCM định hướng phát triển 3 trung tâm logistics

TP.HCM định hướng phát triển 3 trung tâm logistics

UBND TP.HCM ban hành kế hoạch phát triển ngành logistics trên địa bàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, TP mời gọi đầu tư 3 trung tâm logistics gồm: Trung tâm logistics Khu CNC; Trung tâm logistics Cát Lái và Trung tâm logistics Linh Trung.
Cơ hội logistic Việt Nam “bay xa”

Cơ hội logistic Việt Nam “bay xa”

Việt Nam là một trong 10 thị trường Logistics mới nổi hàng đầu vào năm 2021. Chuyên gia nhận định, đây là cơ hội để ngành hậu cần kho bãi của Việt Nam phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…