Duy nhất đại gia Thái Lan đăng ký đấu giá cổ phần Vinamilk

Công bố của SCIC cho thấy có 2 tổ chức đăng ký tham gia đấu giá cổ phần Vinamilk, trong khi thông tin trước đó cho thấy các doanh nghiệp này đều thuộc về tỷ phú Thái - Charoen Sirivadhanabhakdi.
Duy nhất đại gia Thái Lan đăng ký đấu giá cổ phần Vinamilk

Theo thông báo của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), cho đến hết hạn đăng ký tham gia là 16h ngày 9/12, có 2 nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua cổ phần của VNM với lượng đăng ký mua là 78,38 triệu cổ phần, tương ứng 5,4% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk (Mã CK: VNM) và 60% tổng số lượng cổ phần trong đợt chào bán sẽ diễn ra vào ngày 12/12 tới. Đây cũng là mức đăng ký mua tối đa đối với 2 tổ chức theo quy định của SCIC (thấp hơn 2,7% vốn điều lệ Vinamilk).

"Theo thông tin trước đó, 2 tổ chức đã đăng ký mua cổ phần của Vinamilk là F&N Dairy Investment và F&N Bev Manufacturing, thuộc tập đoàn đồ uống F&N của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi.

Với mức giá tổi thiểu 144.000 đồng mỗi cổ phần, F&N và công ty liên quan sẽ phải chi ra khoảng hơn 11.300 tỷ đồng, tương đương khoảng 500 triệu USD.

F&N Dairy Investment đầu tư vào Vinamilk từ năm 2005, đang là cổ đông ngoại lớn nhất của Vinamilk với tỷ lệ sở hữu 11,04% và có đại diện là ông Lee Meng Tat trong Hội đồng quản trị của Vinamilk. Nếu 2 tổ chức có liên quan đấu giá thành công, F&N sẽ sở hữu gián tiếp thông qua công ty con 16,35% vốn điều lệ của Vinamilk.

Trao đổi với báo chí trước đó, ông Nguyễn Đức Chi - Chủ tịch Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho biết, nếu nhà đầu tư đặt khối lượng mua thấp hơn tổng số cổ phần chào bán nhưng có giá tốt thì SCIC vẫn bán, còn nếu giá không tốt thì sẽ không bán. “Nếu còn thừa cổ phiếu thì mang về, vì SCIC vẫn còn nắm trên 35% cổ phần của Vinamilk nên sau này sẽ bán tiếp”, ông Chi cho biết.

Chốt phiên giao dịch ngày 9/12, phiên giao dịch cuối cùng trước ngày đấu giá, thị giá cổ phiếu Vinamilk ở mức 135.800 đồng, thấp hơn 5,7% so với giá khởi điểm của phiên đấu giá.

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...