Chính phủ cần có hệ thống "tích điểm" cho doanh nghiệp FDI

Ngại chuyển giao công nghệ hay chưa liên kết với DN Việt để hình thành chuỗi giá trị đang là một trong những vấn đề nổi cộm của DN FDI.
Chính phủ cần có hệ thống "tích điểm" cho doanh nghiệp FDI

Để cải thiện vấn đề này, theo TS Lee Young Gie –Trường Đại học Quốc gia Seoul, Chính phủ Việt Nam cần có hệ thống “tích điểm” cho DN FDI khi họ chuyển giao công nghệ cho DN nội địa.

Là một doanh nhân và cũng là một chuyên gia trong lĩnh vực quản trị kinh doanh và hoạt động tại Việt Nam khá lâu, với tư cách là một chuyên gia, ông có thể cho biết, các chính sách của Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì đối với các DN FDI?

Tôi cho rằng các chính sách của Việt Nam đã giúp các DN FDI dễ dàng trong việc tìm nguồn lao động. Việt Nam cũng đã có những chính sách nhằm tập trung các DN trong lĩnh vực công nghiệp có liên quan ở gần khu vực của DN FDI, điều này sẽ giúp các DN FDI dễ dàng hơn trong việc liên kết với các DN bản địa. Việt Nam cũng là nước có chỉ số GDP tăng trưởng vượt bậc và là nước sớm thích nghi với công nghệ thông tin. Điều đặc biệt, Việt Nam có một nền chính trị ổn định, vững mạnh so với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới. Đấy là một trong những yếu tố quan trọng để hấp dẫn các DN FDI đầu tư vào Việt Nam....

Tuy nhiên các chính sách của Việt Nam cũng gây ra một số khó khăn như quy định đầu tư chỉ được giới hạn trong một số ngành công nghiệp, gây ảnh hưởng tới công nghiệp sản xuất nói chung. Các chính sách cũng chỉ tập trung chủ yếu vào lợi nhuận ngắn hạn, nên các DN FDI không thể đóng góp R&D hay đóng góp cho quy trình cải thiện công nghệ dài hạn hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội cho Việt Nam.

Một số yếu tố khác cũng gây khó khăn cho FDI như tỉ lệ đô thị hoá thấp dưới 40%, gây hạn chế trong việc tìm nguồn nhân lực cũng như kĩ năng lao động. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp sản xuất tại địa phương còn chưa phát triển, thiếu chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế.

Giao thông cũng là một trong những điều gây khó khăn trong vấn đề vận chuyển hàng hóa khi Việt Nam có đường quốc lộ dài hơn 1.800km giữa hai đầu Bắc và Nam, giao thông đường sắt và bãi đậu xe còn thưa thớt. Các vấn đề khác như ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông ở trung tâm các thành phố lớn chưa được giải quyết...

Ngoài các khó khăn ông vừa đưa ra thì có một thực tế là trong khi được trải thảm nhiều ưu đãi và chính sách đất đai, thuế, nhưng khu vực FDI vẫn phát triển khá biệt lập, làm gia công, ít đầu tư nghiên cứu sáng chế và đặc biệt không chịu chuyển giao công nghệ và vòng đời thiết bị cho DN Việt. Ông bình luận gì về nhận định này, thưa ông?

Khoảng cách giữa kì vọng của DN FDI và công nghiệp địa phương trở thành rào cản cho các DN vừa và nhỏ FDI. Hầu hết các công ty FDI cần lợi nhuận ngắn hạn, vậy nên không đủ khả năng chi trả cho các quá trình đào tạo và tiêu chuẩn quốc tế dài hạn.

Để giải quyết trở ngại này, ngân hàng công nghệ có thể giúp cả hai đối tác trao đổi tài chính và công nghệ. DN SME có thể mượn tiền vốn với công nghệ như một món tài sản vô hình.

Bên cạnh đó, cần có quy định về việc quá trình cấp phép cần phải qua trang mạng điện tử của Chính phủ để có sự minh bạch và có thể truy vấn nguồn gốc.

Ngoài ra cần áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO (9000, 14000, ...) một cách có hiệu lực và hiệu quả...

Tại Diễn đàn DN Việt Nam giữa kỳ (VBF 2018) mới diễn ra gần đây cũng đã chỉ ra một thực trạng là đã 30 năm FDI có mặt tại Việt Nam nhưng DN FDI vẫn chưa liên kết với DN Việt Nam để hình thành chuỗi giá trị của mình. Theo ông, cần phải làm gì để cải thiện vấn đề đó?

Đa phần các DN FDI tập trung vào hiệu suất ngắn hạn, nên họ sẽ muốn 100% cổ phần và quản lý cá nhân. Mô hình này cũng tương tự như mô hình M&A.

Nhưng đầu tư dài hạn kể cả với cổ phần nhỏ cũng được khuyến khích. Vấn đề quan trọng ở đây chính là cách xây dựng mối quan hệ kinh doanh giữa các DN.

Để cải thiện vấn đề này, Chính phủ cần có hệ thống “tích điểm” cho DN FDI khi họ chuyển giao công nghệ cho DN nội địa. Nếu DN FDI chuyển giao công nghệ cho các đối tác địa phương, nên chăng Chính phủ cần ưu tiên cho họ trong các dự án của Chính phủ cùng với các lợi ích khác nữa.

"Chính phủ cần có hệ thống “tích điểm” cho DN FDI khi họ chuyển giao công nghệ cho dn nội địa. Nếu DN FDI chuyển giao công nghệ cho các đối tác địa phương, nên chăng Chính phủ cần ưu tiên cho họ trong các dự án của Chính phủ cùng với các lợi ích khác nữa.

Vấn đề lao động đang là vấn đề nổi cộm đối với DN FDI khi chỉ 11% lực lượng lao động Việt Nam có tay nghề cao. Làm thế nào để nâng cao chất lượng lao động, thưa ông?

Để nâng cao chất lượng lao động cần khuyến khích chính quyền địa phương và ngành công nghiệp địa phương thành lập hệ thống giáo dục như trường cấp 3 hoặc đại học dạy nghề gần khu vực công nghiệp. Nói một cách đơn giản là chúng ta cần xây dựng hệ thống cung cấp nguồn lao động có kĩ năng ngay gần khuôn viên khu công nghiệp. Họ sẽ tiếp cận và thực hành công việc chuyên môn thường xuyên hơn và có thể nhận được việc làm ngay sau khi ra trường.

Bên cạnh đó nên đặt hình thức chuyển giao công nghệ như là quá trình bắt buộc đối với DN FDI hoặc các nhà đầu tư địa phương. FDI cần đóng góp bằng giáodụcđàotạo,đầutưR&Dhoặc chuyển giao công nghệ. Điều này nên trở thành nghĩa vụ đối với DN FDI hoặc các nhà đầu tư địa phương.

Để thu hút DN FDI đầu tư vào Việt Nam hơn nữa, theo ông Chính phủ Việt Nam cần phải làm gì?

Để thu hút DN FDI đầu tư vào Việt Nam hơn nữa, theo tôi cần có những thay đổi chủ chốt sau:

Thứ nhất, Chính phủ cần hợp tác với các DN nhỏ và vừa FDI với lợi ích về tài chính, thuế, marketing địa phương...

Thứ hai, thu hút các DN FDI với sự đa dạng hoá quốc gia, tuy nhiên cần ưu tiên cho vấn đề chuyển giao công nghệ. Thứ ba, Việt Nam cần chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống cơ sở đường bay hậu cần. Ngoài ra, các cảng biển cũng cần thường xuyên kết nối với nhau từ Nam ra Bắc. Hành lang kinh tế Đông Tây nên là dự án chủ chốt để thúc đẩy thương mại và hậu cần, kết nối với các nước láng giềng.

Xin cảm ơn ông!

>> “Đã đến lúc sàng lọc để nâng cao chất lượng vốn FDI”

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…