Chính phủ khuyến khích các tổ chức tín dụng mua bán, hợp nhất, sáp nhập tự nguyện

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 giảm số lượng các tổ chức tín dụng, xử lý cơ bản các ngân hàng yếu kém, không để phát sinh những ngân hàng yếu kém mới.
Chính phủ khuyến khích các tổ chức tín dụng mua bán, hợp nhất, sáp nhập tự nguyện

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phê duyệt Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025.

Mục tiêu đề án là triển khai thí điểm áp dụng Basel II (là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng) theo phương pháp nâng cao tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước nắm cổ phần chi phối và ngân hàng thương mại cổ phần có chất lượng quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn vào cuối năm 2025. Đến năm 2023, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các NHTM đạt tối thiểu 10-11%; đến năm 2025, đạt tối thiểu 11-12%.

Đề án cũng đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 giảm số lượng các tổ chức tín dụng, xử lý cơ bản các ngân hàng yếu kém, không để phát sinh những ngân hàng yếu kém mới. Đồng thời, đề án hướng tới việc có ít nhất 2-3 NHTM nằm trong top 100 ngân hàng lớn mạnh nhất (theo tiêu chí sức mạnh) trong khu vực châu Á và 1-2 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán quốc tế. 

Đến năm 2025, các NHTM được xác định có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn phải đạt vốn điều lệ tối thiểu 15.000 tỷ đồng. Trong khi nhóm NHTM có quy mô nhỏ và trung bình, ngân hàng có vốn nước ngoài đạt vốn điều lệ tối thiểu 5.000 tỷ đồng. Với các công ty tài chính, vốn điều lệ tối thiểu phải đạt 750 tỷ đồng, công ty cho thuê tài chính đạt vốn điều lệ tối thiểu 450 tỷ đồng.

Nhóm tổ chức tín dụng yếu, yếu kém thực hiện phương án cơ cấu lại, tăng vốn do cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các rủi ro.

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, đề án nêu nhóm giải pháp cơ cấu lại tổ chức tín dụng. Trong đó, các tổ chức tín dụng xây dựng phương án và tổ chức triển khai các giải pháp phù hợp theo từng nhóm/khối các tổ chức tín dụng bao gồm tăng vốn điều lệ, nâng tỷ lệ an toàn vốn để tăng cường năng lực tài chính và an toàn hoạt động ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, chất lượng tín dụng... 

Đề án đề cập Chính phủ khuyến khích các tổ chức tín dụng tham gia mua bán, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng trên cơ sở tự nguyện để gia tăng quy mô, phạm vi hoạt động, khả năng cạnh tranh.

Đồng thời, các tổ chức tín dụng triển khai và áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao, hướng tới đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025. Tổ chức tín dụng yếu kém áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật để bảo đảm giữ vững ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Về nợ xấu, phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa được xử lý, thu hồi và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu ở mức dưới 3% (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém).

Cũng tại đề án, Chính phủ đưa ra giải pháp cơ cấu với các NHTM do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (không bao gồm các ngân hàng mua bắt buộc).

Trong đó yêu cầu gai đoạn 2022 - 2023, tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021 - 2023 cho các NHTM cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Agribank.

Riêng Agribank, cần chủ động xây dựng phương án để cơ cấu lại toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động và giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn; tăng vốn điều lệ theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Song song với đó, triển khai các bước để thực hiện cổ phần hóa sau khi Bộ Tài chính hoàn tất việc phê duyệt phương án sắp xếp cơ sở nhà, đất của ngân hàng; thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...