Chính phủ mong sớm có ô tô thương hiệu Việt cạnh tranh sòng phẳng với xe nhập khẩu

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, Chính phủ mong muốn sớm có thương hiệu ô tô trong nước có thể cạnh tranh sòng phẳng với ô tô nhập khẩu cả về chất lượng, kiểu dáng, tính năng và giá thành khi t
Chính phủ mong sớm có ô tô thương hiệu Việt cạnh tranh sòng phẳng với xe nhập khẩu

Cùng tham gia đoàn công tác có lãnh đạo các Bộ: Tư pháp, Công Thương, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ. Về phía TP. Hải phòng, có lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND và một số sở, ngành.
Tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast được xây dựng tại đảo Cát Hải, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng. Tổ hợp có quy mô 335 ha, tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng, gồm nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, xe đạp điện; nhà xưởng sản xuất chế tạo linh kiện, phụ tùng; nhà sơn, hoàn thiện; khu phân phối; sân bãi tập kết, khu logistics; khu thử nghiệm, đường chạy thử.

Theo báo cáo của chủ đầu tư, công suất của Tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast là 500.000 xe ô tô/năm; 100.000 xe máy và xe đạp điện/năm. Doanh nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu ô tô trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025.

Đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp đang gấp rút hoàn thiện nhà máy sản xuất với kế hoạch đến tháng 7/2018 sẽ hoàn thành việc xây dựng 500.000 m2 nhà xưởng.

Tính đến cuối tháng 1/2018, Vinfast đã hoàn tất hợp đồng mua sắm 4 xưởng với các đối tác tên tuổi trên thế giới gồm: Xưởng dập, xưởng động cơ, xưởng sơn, xưởng lắp ráp. Dự kiến cuối quý III/2018, Vinfast sẽ ký hợp đồng xưởng cuối cùng là xưởng hàn.

Hiện tại, các công đoạn xây dựng trên công trường đều vượt so với tiến độ, do đó Vinfast nhiều khả năng sẽ có thể thể ra mắt 2 dòng xe vào quý III/2019.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao Vingroup trong việc ưu tiên nguồn lực, có các bước đi bài bản trong việc đầu tư phát triển sản xuất ô tô mang thương hiệu Việt Nam.

Theo Phó Thủ tướng, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội lớn, thị trường ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, hiện tại công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn ở trình độ phát triển chưa cao. Trong số khoảng 170 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô, chỉ số ít là có quy mô đủ lớn, còn lại là các cơ sở nhỏ, phân tán. Sau một thời gian dài nhưng tỉ lệ nội địa hóa xe dưới 9 chỗ ngồi trung bình cũng chỉ đạt khoảng 10%, quá thấp so với yêu cầu đề ra. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, nếu các nhà sản xuất, lắp ráp trong nước không có các giải pháp mạnh mẽ, ngành công nghiệp ô tô sẽ đứng trước nguy cơ không thể phát triển.

Phó Thủ tướng cho biết, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã rất quyết liệt cùng với các bộ, ngành tìm hiểu khó khăn của từng doanh nghiệp trong ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, từ đó có các giải pháp tháo gỡ một cách hiệu quả.

Phó Thủ tướng khẳng định, quyết tâm của Chính phủ là phát triển ngành công nghiệp ô tô, từ đó tạo tiền đề phát triển nhiều ngành công nghiệp phụ trợ khác. Nếu phát triển công nghiệp ô tô sẽ tạo ra việc làm, tăng thu ngân sách, góp phần lớn cho tăng trưởng. Cùng với đó, công nghiệp ô tô trong nước phát triển cũng sẽ giúp giảm nhập siêu, phát triển thị trường ô tô. Yêu cầu đặt ra là người dân phải được sử dụng ô tô chất lượng tốt, an toàn, giá cả hợp lý.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết Chính phủ rất mong muốn sớm có thương hiệu ô tô trong nước có thể cạnh tranh sòng phẳng với ô tô nhập khẩu cả về chất lượng, kiểu dáng, tính năng và giá thành.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao vai trò tiên phong của doanh nghiệp trong việc đầu tư sản xuất ô tô mang thương hiệu Việt và đề nghị doanh nghiệp quan tâm hơn nữa trong việc phát triển doanh nghiệp hỗ trợ, tăng tối đa tỉ lệ nội địa hóa; hoàn thành các thủ tục đối với dự án theo đúng quy định; đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy, phát triển sản phẩm.

Theo Phó Thủ tướng, doanh nghiệp cũng cần rút ngắn thời gian làm chủ công nghệ, ưu tiên nguồn lực cho khâu nghiên cứu, phát triển, tạo ra các sản phẩm đẹp, chất lượng, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người dân. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng sớm triển khai các chiến lược phù hợp để hướng đến mục tiêu xuất khẩu sản phẩm ra một số thị trường khu vực và quốc tế.

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành Trung ương tiếp tục hoàn thiện đồng bộ các chính sách phát triển công nghiệp ô tô, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước đủ tiềm lực đầu tư vào lĩnh vực này, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đề nghị TP. Hải phòng tiếp tục các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất.

Chính phủ mong sớm có ô tô thương hiệu Việt cạnh tranh sòng phẳng với xe nhập khẩu ảnh 2

Phó Thủ tướng thị sát công trường xây dựng Cảng Lạch Huyện - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hoàn thành xây dựng Cảng Lạch Huyện đúng tiến độ

Đoàn công tác Chính phủ do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dẫn đầu cũng đi kiểm tra tiến độ xây dựng Cảng Lạch Huyện.

Theo quyết định đầu tư, Dự án Cảng Lạch Huyện gồm 2 hợp phần. Hợp phần A-đầu tư Nhà nước- sử dụng vốn ODA Nhật Bản, do Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư. Hợp phần này gồm 5 gói thầu. Đến nay, dự án đã giải ngân 3.471,3 tỷ đồng/3.530 tỷ đồng (98,33% kế hoạch vốn năm 2017), trong đó vốn nước ngoài đã giải ngân 3.291,3 tỷ đồng (tương đương 98,24%); vốn đối ứng 180 tỷ đồng (tương đương 100%).

Hợp phần B- đầu tư của doanh nghiệp- do Công ty Liên doanh Cảng container quốc tế Hải Phòng - HICT thực hiện. HICT là liên doanh giữa Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn và các doanh nghiệp Nhật Bản, gồm: Công ty Mitsui O.S.K Lines Ltd, Tập đoàn Itochu Corporation và Công ty Wan Hai Lines.

Theo kế hoạch, các gói thầu xây lắp của dự án đang khẩn trương hoàn thiện, muộn nhất cuối tháng 4/2018 hoàn thành, dự kiến đưa vào khai thác ngày 12/5/2018.

Theo Xuân Tuyến - Nhật Bắc/Báo Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…