Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm việc tăng vốn hai tuyến metro Tp.HCM

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có chỉ đạo về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án đường sắt đô thị Tp.HCM tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên và tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương.
Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm việc tăng vốn hai tuyến metro Tp.HCM

Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, và UBND Tp.HCM thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Chính trị về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư hai dự án metro.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì hướng dẫn Tp.HCM thẩm định, phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án; báo cáo Thủ tướng, Thường trực Chính phủ; bảo đảm hoàn thành chất lượng, đúng tiến độ.

Khởi công tháng 8/2012, tuyến metro số 1 - tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Tp.HCM dài gần 20 km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (Tp.HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Trong đó 2,6 km đi ngầm với 3 nhà ga và hơn 17 km trên cao với 11 nhà ga.

Hiện, công trình đã hoàn thành hơn 50% khối lượng, song đang gặp một số vướng mắc về vốn do chưa thống nhất về tổng mức đầu tư. Nguyên nhân năm 2007, thành phố phê duyệt công trình với tổng mức đầu tư gần 17.400 tỷ đồng (hơn 126.500 triệu yen Nhật).

Khi đó dự án được xác định thuộc nhóm A - không phải trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư. Sau đó, tư vấn chung của dự án đã tính toán và xác định lại, tổng mức đầu tư vào năm 2009 là hơn 47.300 tỷ đồng (hơn 235.500 triệu yen Nhật).

Sau khi lấy ý kiến các bộ ngành, Thủ tướng cho phép UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh dự án vào tháng 8/2011, tổng mức đầu tư mới là hơn 47.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, lúc này dự án lại thuộc diện phải trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư.

Tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương được phê duyệt năm 2010 với tổng mức đầu tư hơn 1,3 tỷ USD - hợp vốn từ ba nhà tài trợ gồm: 540 triệu USD của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); 313 triệu USD từ Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và 195 triệu USD từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).

Sau đó tổng vốn được đề xuất điều chỉnh lên hơn 2,1 tỷ USD do ảnh hưởng các yếu tố: trượt giá, chi phí tài chính, bổ sung khối lượng cho việc kết nối với các tuyến metro số 3b, 5 và 6; tăng chiều dài các nhà ga ngầm...

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...