“Chốt” nhà đầu tư Dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phê duyệt Liên danh Công ty TNHH Đầu tư và phát triển hạ tầng Long Vân - Công ty CP Mặt Trời Vân Đồn - Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Công Thành là nhà đầu tư trúng
“Chốt” nhà đầu tư Dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái

Theo Quyết định phê duyệt số 2702/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh, Liên danh nhà đầu tư sẽ hoàn thành xây dựng công trình trong thời gian 22 tháng kể từ ngày khởi công. Dự án được triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT.

Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 11.190 tỷ đồng, có tổng chiều dài tuyến là 80,2 km, với quy mô đường cao tốc 4 làn xe hoàn chỉnh, vận tốc thiết kế là 100 km/h. Dự án sẽ đi qua các huyện: Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và thành phố Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Điểm đầu của tuyến cao tốc này tại Km70+108 (xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn) và điểm cuối tại Km150+339 (giao với Đường tỉnh 335, trùng với điểm cuối Dự án Cầu Bắc Luân II, thành phố Móng Cái). Tổng diện tích đất sử dụng để thực hiện Dự án là 456,2 ha.

UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, thời gian kinh doanh để hoàn vốn đầu tư cho dự án BOT nêu trên dự kiến là 19,88 năm. Thời gian thực tế sẽ được xác định từ thời điểm Dự án hoàn thành và được quyết toán vốn đầu tư theo quy định. Đến hết thời hạn kinh doanh, Liên danh nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án sẽ phải chuyển giao công trình dự án cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.

Sau khi hoàn thành tuyến cao tốc này, có 5 nhóm phương tiện sử dụng dịch vụ đường bộ phải thanh toán phí sử dụng đường bộ theo chiều dài lưu thông, mức giá tối đa của 5 nhóm phương tiện này từ 1.500 đồng/km - 6.000 đồng/km. Mức tăng giá dịch vụ sử dụng đường bộ cho các năm tiếp theo (sau 3 năm đầu) là 18%/3 năm. Mức tăng này là tạm tính và sẽ được điều chỉnh theo quy định của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP, Thông tư 35/2016/TT-BGTVT và các văn bản khác có liên quan.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...