Chủ tịch Hà Nội: Doanh nghiệp có quyền từ chối đoàn kiểm tra

Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội - cho biết, vợ ông làm doanh nghiệp tư nhân từ năm 1995 nên ông hiểu sâu sắc những vấn đề liên quan đến các đoàn kiểm tra. Theo ông Chung, doanh nghiệp c
Chủ tịch Hà Nội: Doanh nghiệp có quyền từ chối đoàn kiểm tra

Ngày 19/5, ông Nguyễn Đức Chung trực tiếp đối thoại với công nhân trên địa bàn thành phố để giải đáp những khó khăn, vướng mắc đang tồn tại trong thời gian qua.

Tại buổi đối thoại, ông Đỗ Văn Thắng – đại diện Công ty TNHH Nhà thép Tiền Chế Zamil Việt Nam - phản ánh, từ đầu năm 2017 đến nay, bình quân mỗi tháng doanh nghiệp phải tiếp một đoàn kiểm tra, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Ông Thắng cho biết, doanh nghiệp không phản đối việc kiểm tra, nhưng kiểm tra phải phù hợp để không gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp.

“Bản thân mỗi đơn vị kiểm tra vào hướng dẫn thì ít, tìm lỗi của doanh nghiệp để phạt thì rất nhiều. Còn các đoàn kiểm tra vào nếu chúng tôi không tiếp, lần sau họ vào tìm lỗi có thể bị phạt nặng hơn”, ông Đỗ Văn Thắng than phiền.

Từ buổi đối thoại của Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra vào ngày 17/5, ông Đỗ Văn Thắng nêu mong muốn mỗi năm chỉ một đoàn vào kiểm tra doanh nghiệp và khi vào kiểm tra phải có kế hoạch thông qua Ban Quản lý khu công nghiệp.

Bà Phan Thanh Hải đến từ Khu công nghiệp Thạch Thất và Quốc Oai phản ánh tình trạng khi công nhân đi thực hiện các thủ tục hành chính mất rất nhiều thời gian vì phải xin nghỉ phép. Điều này ảnh hưởng đến ngày lương lao động, trong khi đó chưa biết giấy tờ có thể giải quyết được trong ngày hay không. Vì vậy, bà Hải đề nghị Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo các đơn vị liên quan bố trí địa điểm giải quyết các giấy tờ như: thẻ căn cước công dân, giấy phép lái xe… tại khu công nghiệp hoặc bố trí cán bộ làm vào ngày chủ nhật.

Đại diện công nhân làm việc trong Khu công nghiệp Quang Minh phản ánh việc đăng ký thủ tục tạm trú, tạm vắng hay làm hộ khẩu tại khu vực rất khó khăn. “Khi chúng tôi xin nghỉ để gặp cảnh sát khu vực làm giấy tờ thì họ báo đi thực tế bên ngoài. Hôm nay hẹn không gặp được, ngày mai nghỉ làm cũng không gặp được, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công ty và người lao động”, đại diện công nhân của Khu công nghiệp Quang Minh phản ánh.

Phát biểu tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội - cho biết, cá nhân ông hoàn toàn ủng hộ đề xuất với việc các đoàn kiểm tra trước khi thanh kiểm tra doanh nghiệp phải thông qua Ban Quản lý khu công nghiệp và mỗi năm chỉ kiểm tra doanh nghiệp một lần.

Trước hàng trăm công nhân và lãnh đạo các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khung công nghiệp trên địa bàn TP, ông Chung chia sẻ, cá nhân ông cũng hoàn toàn hiểu những vấn đề các doanh nghiệp gặp phải.

“Tôi cũng có vợ làm doanh nghiệp tư nhân từ năm 1995 nên tôi rất hiểu điều này. Tôi hiểu sâu sắc các đoàn kiểm tra như thế nào”, Chủ tịch UBDN TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chia sẻ.

Vì vậy, ông Chung cho biết, TP Hà Nội sẽ thực hiện đúng theo Chỉ thị 20 của Thủ tướng, một năm chỉ kiểm tra doanh nghiệp một lần. Ông Chung cũng cho phép doanh nghiệp hoàn toàn có quyền từ chối trong trường hợp nhiều đoàn kiểm tra đề nghị vào làm việc. Ông Chung cho biết, thành phố có đường dây nóng, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể phản ánh qua đó để chấn chỉnh các đoàn kiểm tra.

Về vấn đề thủ tục hành chính rườm rà, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, thời gian tới sẽ chỉ đạo chính quyền địa phương phối hợp cùng Công an TP hàng tuần vào khu công nghiệp giải quyết những giấy tờ liên quan cho công nhân.

Theo Quang Phong/Dantri.vn

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...