Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM: Doanh nghiệp cần vốn, nhưng không dám vay

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp gặp tình trạng đói vốn, cần vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, song các doanh nghiệp lại không dám vay…

Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) cho thấy các ngành sản xuất chủ lực đều xuất khẩu sụt giảm, dẫn đến tăng trưởng của thành phố thấp kỷ lục.

Cụ thể, ngành dệt may tăng trưởng giảm, ngành thủy sản xuất khẩu giảm 30%, ngành gỗ giảm 40%, bất động sản “đóng băng” kéo theo hệ lụy các lĩnh vực sắt thép, xi măng đóng băng 90%, hoạt động kinh doanh dường như khựng lại…

Thực tế, các doanh nghiệp đã cố gắng duy trì hoạt động trong bối cảnh khó khăn. Hiện nay, phải thừa nhận phía cầu đang giảm, làm ảnh hưởng hoạt động doanh nghiệp nên doanh nghiệp không có nhu cầu vay để sản xuất kinh doanh mà có nhu cầu vay để cầm cự.

Phát biểu tại tọa đàm “Khơi thông dòng vốn vào sản xuất kinh doanh”, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho rằng: “Các ngân hàng cần có chính sách giãn nợ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần dòng vốn cho đầu tư dài hạn nhưng với lãi suất trên 10% thì không có doanh nghiệp nào dám vay chứ không phải ngân hàng không cho vay”.

doanh nghiệp
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM

Vì thế, Chính phủ và Bộ Tài chính cần có chính sách sâu hơn cho dòng vốn dài hạn và cần có giải pháp kéo lãi suất xuống dưới 10% thì doanh nghiệp mới dám vay.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cần phải tính lại thế chấp tài sản, định giá tài sản, chia sẻ, kéo giảm lãi suất, phải “mềm hóa” việc thế chấp, định giá tài sản. Bởi, nhiều doanh nghiệp có đất đai nhưng thủ tục pháp lý kéo dài nên khó thế chấp.

Đồng ý kiến với Chủ tịch HUBA, tại tọa đàm này, ông Lê Mai Hữu Lâm, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất thiết bị điện công nghiệp Cát Vạn Lợi, cho biết, thời gian vừa qua lãi suất ngân hàng ở mức rất cao, trong khi doanh nghiệp sản xuất nếu quản lý tốt thì lãi ròng chỉ đạt khoảng 6-7%.

“Vì vậy, để phát triển nền công nghiệp phụ trợ, nhà nước phải là “bà đỡ”, từ đó xây dựng nền công nghiệp tự cường, không để doanh nghiệp tự bơi”, ông Lâm phát biểu.

Cụ thể, doanh nghiệp cần được hỗ trợ về lãi suất, cũng như mở rộng điều kiện cho vay. Bên cạnh cho vay dựa vào tài sản thế chấp là nhà xưởng, thì ngân hàng cân nhắc cho vay dựa trên hợp đồng doanh nghiệp thuê đất dài hạn 50 năm ở các khu công nghiệp để xây nhà xưởng và sản xuất kinh doanh để hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn.

Liên quan tới vốn ngân hàng, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết Ngân hàng Nhà nước đang trình lên cấp thẩm quyền chính sách cho hoãn, giãn nợ với khách vay. 

Chính sách này từng được ban hành trong giai đoạn cao điểm của dịch Covid-19 và kết thúc cuối tháng 6/2022. Trong bối cảnh nền kinh tế hết sức khó khăn, việc tái khởi động giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp, theo ông Đào Minh Tú, là điều nên làm.

Nhưng ông Tú lưu ý, đây chỉ là giải pháp tình thế để hỗ trợ trong thời gian ngắn. Nút thắt lớn nhất để doanh nghiệp trụ vững vẫn là bài toán về thị trường cũng như các chính sách tài khóa khác.

Phó Thống đốc cũng thừa nhận: “Lãi suất hiện nay vẫn cao với người đi vay. Tuy nhiên, ông mong doanh nghiệp và người dân hiểu đây là thực tế khách quan trong môi trường kinh tế chung hiện nay chứ không phải điều ngân hàng mong muốn”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...