Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nói về tiết kiệm cắt cỏ 700 tỉ đồng

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết sau khi chấn chỉnh lại 3 nội dung, yêu cầu tính lại đơn giá định mức, Hà Nội sẽ giảm chi phí cắt cỏ từ 886 tỉ còn 178 tỉ đồng, tiết kiệm hơn 700 tỉ đồ
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nói về tiết kiệm cắt cỏ 700 tỉ đồng

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết sau khi chấn chỉnh lại 3 nội dung, yêu cầu tính lại đơn giá định mức, Hà Nội sẽ giảm chi phí cắt cỏ từ 886 tỉ còn 178 tỉ đồng, tiết kiệm hơn 700 tỉ đồng.

Sáng nay 26-9, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao từ ngày 1-1-2016 đến 15-9-2016.Nêu vấn đề cắt cỏ mất hơn 700 tỉ đồng là 1 trong 4 vấn đề nổi cộm của TP Hà Nội mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý lãnh đạo TP Hà Nội cần quan tâm và có giải pháp phù hợp, Tổ trưởng Tổ công tác – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng cho biết quản lý đô thị vừa qua có rất nhiều đổi mới như chỉnh trang bến xe, vườn hoa, cây xanh… song cần tiếp tục làm tốt hơn nữa.

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nói về tiết kiệm cắt cỏ 700 tỉ đồng ảnh 1
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý TP Hà Nội vấn đề cắt cỏ - Ảnh: Thế Dũng

Tuy nhiên, theo ông Mai Tiến Dũng, người dân chia sẻ với lo ngại về số kinh phí cắt tỉa cỏ trên địa bàn của Chủ tịch UBND TP Hà NộiNguyễn Đức Chung và chi phí lên tới hơn 700 tỉ đồng là rất lớn.“Thủ tướng nhắc vườn hoa, cây xanh cần phải cắt tỉa, làm đẹp, không thể để cây xanh, vườn hoa không được cắt tỉa. Việc phải làm của TP Hà Nội là đưa ra định mức, quản lý để kiểm soát chặt, tiết kiệm và chống bất hợp lý”- ông Dũng nói.Giải đáp về vấn đề này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết đã tiến hành kiểm tra việc duy tu, duy trì, cắt tỉa cây xanh. Trong 9 tháng vừa qua, Chủ tịch UBND TP trực tiếp họp với các sở, ban ngành và 24 doanh nghiệp (DN) thực hiện duy trì cây xanh.Qua 6 lần họp, đã rà soát kinh phí, thấy rằng kinh phí năm 2011 là 215 tỉ đồng, đến năm 2016, TP dự toán 886 tỉ để truy tu, duy trì cắt tỉa cây xanh và các vườn hoa thảm cỏ TP."Tôi đã làm rõ số tiền này là để truy tu, duy trì, trồng vườn hoa thảm cỏ cây xanh, chứ hoàn toàn không có cắt tỉa cây xanh. Các cây xanh trên TP 6 tháng trước đây, quan sát thấy như rừng và chỉ cắt tỉa khi mùa mưa bão và chỉ cắt tỉa khi có yêu cầu của công an TP khi liên quan đến đèn giao thông hoặc có nguy cơ đổ thì mới cắt tỉa"- ông Chung nêu rõ.Theo Chủ tịch TP Hà Nội, việc duy trì cây xanh là cây trên thảm cỏ với mức độ kinh phí là 886 tỉ đồng. Nhưng sau khi họp lại TP thấy số kinh phí không hợp lý nên đã chỉ đạo 3 việc trong đó có gặp gỡ đối thoại trực tiếp với 24 DN trên địa bàn TP, trong đó có 3 DN công ích, còn lại 21 DN xã hội hóa nhưng đều từ kinh phí TP theo công thức đặt hàng."Chúng tôi đã chấn chỉnh lại 3 nội dung là yêu cầu tính lại đơn giá định mức và cho đến giờ thì chúng tôi chỉ tính 3 phương pháp giảm từ 886 tỉ đồng xuống thì cắt chi còn 178 tỉ đồng"- Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói.Cũng theo người đứng đầu chính quyền Hà Nội, với cách tính lại này thì duy tu, duy trì cây xanh tiếp tục làm nhưng trong 1 tháng vừa qua, TP có tạm dừng để yêu cầu các công ty làm theo quy trình mới thì có một số công ty chưa cắt kịp thời nên có phản ánh của các lão thành cách mạng, người dân là TP không làm đẹp TP."TP sẽ làm và chắc chắn sẽ làm đẹp hơn. TP chi 20 tỉ đồng và đã trồng trên 10 ngàn cây xanh và cây xanh thì tồn tại cả chục năm, trăm năm và trên thế giới cũng đang theo hướng này"- ông Nguyễn Đức Chung trấn an.Chủ tịch Hà Nội cũng cho biết TP Hà Nội đang đặt hàng các chuyên gia tiến hành thiết kế dải phân cách giữa với các tuyến đường với thiết kế 4 tầng (tầng cây xanh, các tầng cây hoa và tầng cây cuối cùng) để hạn chế tưới nước, xu hướng giống như các nước đã làm là trồng cây hoa xen kẽ cây xanh. Trồng mật độ dày như vậy sẽ tạo ra dải phân cách xanh, cách được ánh sáng của các xe đi ngược chiều.Đáng chú ý là TP hạn chế tối đa cắt tỉa cỏ. Hiện cắt tỉa cỏ chủ yếu được thực hiện bởi công nhân, tới đây sẽ mua các máy cắt cỏ thì chỉ cần 1 công nhân cũng có thể cắt được cỏ."TP sẽ tiếp tục làm chứ không phải không làm, nhưng quy trình và đơn giá định mức sẽ tính toán lại. Nếu một năm chúng ta chi 886 tỉ đồng cho cắt tỉa cây xanh thì có lẽ không phù hợp lắm" - ông Chung nói."Đến nay tôi có thể khẳng định, Hà Nội tiếp tục cắt tỉa và năm nay chi 178 tỉ, tiết kiệm được 708 tỉ, đây là con số chính thức mà hôm qua tôi cùng sở tài chính, sở kế hoạch chốt lại con số"- ông Chung "tiết lộ".Bên cạnh đó, chỉ duy trì cắt tỉa cây xanh, trồng thảm hoa ở một số vị trí với mục đích trang trí TP và duy trì cây hoa trang trí cho TP và cơ quan trung ương, TP vào một số ngày tết và theo xu hướng trồng cây hoa vào chậu để đưa ra trang trí vào những ngày quan trọn, xong thì đưa vào duy trì để làm sao bảo đảm bốn mùa Hà Nội đều có hoa.Trước báo cáo của ông Nguyễn Đức Chung, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng rất hoan nghênh việc vào cuộc quyết liệt và tiết kiệm được số tiền 708 tỉ đồng. "Việc Hà Nội rà soát định mức và giảm số tiền 708 tỉ đồng từ riêng việc cắt cỏ là rất tốt và mở rộng ra các lĩnh vực công ích khác cũng như mở rộng xã hội hoá nhiều hơn nữa trên địa bàn"- ông Dũng bày tỏ.

Theo Thế Dũng

Người lao động

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…