Chủ tịch Quốc hội: Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp FDI

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhận định như vậy khi cho ý kiến tại phiên thảo luận tổ về kinh tế xã hội của Quốc hội diễn ra sáng nay 22/5.
Chủ tịch Quốc hội: Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp FDI

Theo Chủ tịch Quốc hội, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quý I/2018 đạt cao nhất trong 10 năm qua nhưng phụ thuộc rất lớn vào các doanh nghiệp FDI.

Tại phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội cho hay tốc độ tăng trưởng GDP của quý I-2018 đạt 7,38%, cao nhất trong 10 năm qua. Lạm phát duy trì ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng quý I-2018 chỉ tăng 2,82% trong khi cùng kỳ năm trước là 4,8%.... Đánh giá cao sự nỗ lực trong điều hành của Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý cần phải có giải pháp căn cơ để tạo tiền đề cho những năm tiếp theo.

Chủ tịch Quốc hội lý giải tăng trưởng Quý I/2018 cao một phần do so với năm trước không đạt cao. Năm trước không cao do Sam Sung có sự cố do dòng sản phẩm Galaxy note 7 có vấn đề, gặp khủng hoảng, phải thu hồi.

Năm nay không có khủng hoảng nên mặt hàng này đóng góp cho xuất khẩu lớn. Mặt khác Formosa quý I năm 2017 chưa đi vào hoạt động, giờ đi vào hoạt động rồi, và có thể nói nó đóng góp một phần khá lớn cho GDP… “Tôi phân tích chỗ này để thấy rằng tăng trưởng của Quý I cũng dựa vào chế biến, chế tạo, nhưng lại tập trung vào khối doanh nghiệp FDI. Mà nếu tăng trưởng chỉ phụ thuộc vào khối này thì nền kinh tế của chúng ta dễ bị gặp rủi ro. Những DN này chỉ cần hắt xì hơi một cái là nền kinh tế của chúng ta phát sốt, ngân sách nhà nước, hay thu thuế gặp vấn đề… “, Chủ tịch Quốc hội nói.

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, các số liệu của Chính phủ cũng cho thấy trụ cột tăng trưởng của ta chưa thực sự bền vững vì chỉ tập trung 1 số ngành, 1 số DN lớn.

Công nghiệp chế biến chế tạo có đóng góp nhiều nhưng chỉ dừng lại ở khâu gia công chứ chưa thực sự là nền công nghiệp công nghệ cao. Tính kết nối giữa doanh nghiệp FDI và DN trong nước chưa cao, FDI chưa thực sự tạo thành sự lan toả, tạo chuỗi giá trị với các DN trong nước mặc dù không thể phủ nhận được sự đóng góp của họ đối với nền kinh tế Việt Nam.

"Các ông lớn FDI chỉ 'hắt xì' là nền kinh tế bị 'phát sốt'

“Tôi chỉ lấy ví dụ chỉ tính riêng năm 2017 các doanh nghiệp FDI đóng góp 72% giá trị xuất khẩu. Chỉ riêng Sam sung đã mang lại 53,3 tỷ USD chiếm gần 24,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. 4 tháng năm 2018, các doanh nghiệp FDI xuất siêu hơn 11 tỷ USD, trong khi khu vực kinh tế trong nước ta nhập siêu khoảng 8 tỷ USD….”, Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ lưu ý đối với một số vấn đề như chỉ số giá tiêu dùng có khả năng tăng cao do thực hiện lộ trình tăng giá thuốc, giá dịch vụ y tế, giáo dục, do ảnh hưởng giá dầu thế giới tăng cao… Mặt khác, còn có các rủi ro ở các thị trường như bất động sản, rủi ro ở thị trường chứng khoán.

“Vừa rồi xu hương tăng giá BĐS đã xuất hiện ở các đặc khu kinh tế hành chính, về việc này Chính phủ cũng đã có chỉ đạo. Còn thị trường chứng khoán mặc dù có khởi sắc do chúng ta có chính sách hợp lý. Tuy nhiên đề nghị Chính phủ phải quan tâm sự đầu tư của khối ngoại, nếu một số ông lớn thâu tóm, chi phối thị trường thì rất rủi ro”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Trước một số vấn đề tồn tại mà báo cáo thẩm tra về kinh tế xã hội đã chỉ ra, Chủ tịch Quốc hội cho rằng báo cáo thẩm tra không phải là phủ định hết thành quả của Chính phủ vì chính phủ cũng đã hết sức nỗ lực. "Báo cáo thẩm tra chỉ nhấn mạnh thêm trách nhiệm của chúng ta ra Quốc hội cần phải thảo luận để làm rõ. Chứ còn ra Quốc hội chỉ tung hô vạn tuế, hoan nghênh nhau thì người dân người ta cảm thấy chưa có trách nhiệm”.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…