Chủ tịch SSI: “Việc chiếm quyền lái tàu không bao giờ là mục tiêu của đầu tư gián tiếp”

Chủ tịch SSI cho rằng: "Việc chiếm quyền lái tàu không bao giờ là mục tiêu của đầu tư gián tiếp mà chỉ là chuyện cực chẳng đã khi người đứng đầu không còn phù hợp và đấy sẽ là một phi vụ đầu tư thất b
Chủ tịch SSI: “Việc chiếm quyền lái tàu không bao giờ là mục tiêu của đầu tư gián tiếp”

Trên trang cá nhân, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT của CTCP Chứng khoán Sài Gòn (HOSE: SSI) đã có chia sẻ về hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, sau khi những mâu thuẫn trong thương vụ Vina Capital và Ba Huân chấm dứt bằng việc dừng đầu tư của quỹ.

Ông Nguyễn Duy Hưng lý giải về đầu tư trực tiếp tức là một người hay một nhóm người bỏ vốn thành lập doanh nghiệp, trực tiếp quản trị và điều hành công ty, khi cần mở rộng quy mô thì kêu gọi các nhà đầu tư khác góp vốn. Đây là nhóm cổ đông chủ doanh nghiệp, hoàn toàn chủ động các hoạt động của công ty miễn sao các hoạt động phù hợp với luật pháp và điều lệ công ty.

Đầu tư gián tiếp, (hình thức này thường là các nhà đầu tư tài chính) nhà đầu tư góp tiền vào những công ty đang hoạt động hoặc thậm chí mới chỉ là những ý tưởng Startup, nhà đầu tư chỉ có thể tham gia quản trị và điều hành hoạt động công ty gián tiếp thông bộ máy do chủ doanh nghiệp trực tiếp điều hành.

"Từ lập luận trên chủ tịch SSI cho rằng, nhà đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào chủ doanh nghiệp, từ việc tuân thủ các cam kết, độ minh bạch, chấp hành pháp luật, mâu thuẫn quyền lợi thậm chí cả sức khoẻ, tuổi tác hay tình trạng hôn nhân... của chủ doanh nghiệp. Cho nên họ phải đặt ra rất nhiều các điều kiện khi ký hợp đồng đầu tư, nhằm giảm thiểu rủi ro khi chủ doanh nghiệp cố tình làm sai các cam kết ban đầu, mặc dù khi hoàn tất góp vốn vào doanh nghiệp thì họ cũng đã trở thành đồng chủ sở hữu doanh nghiệp.

Thực sự chủ doanh nghiệp hay nhà đầu tư tài chính cũng có người thế này, người thế khác. Có những doanh nghiệp nhà đầu tư nào khi thành cổ đông thì cũng không hài lòng, có những doanh nghiệp mục tiêu là làm sao để lấy được tiền của nhà đầu tư nhận tiền từ nhà đầu tư xong thì chẳng màng gì đến lợi ích cổ đông, và cũng có những doanh nghiệp khi nhận tiền đầu tư xong mới kịp nhận ra mình đã sai khi chọn giải pháp này hay sai khi chọn nhầm nhà đầu tư không thể đồng hành lâu dài, và thực sự cũng có những nhà đầu tư họ luôn là khởi nguồn cho các mâu thuẫn...

Nhưng phần lớn các hợp tác đều là cả hai bên đều có lợi, và trong mối quan hệ này chủ doanh nghiệp thường là bên cầm đằng chuôi, phần lưỡi thường là phía nhà đầu tư gián tiếp! Doanh nghiệp giống như đoàn tầu, chủ doanh nghiệp là người lái tầu kiêm chủ tàu, nhà đầu tư gián tiếp mua một phần đoàn tầu trở thành đồng chủ sở hữu với những cam kết mục tiêu chạy tàu và khai thác tàu của chủ tàu hiện tại lúc đàm phán.

Việc chiếm quyền lái tàu không bao giờ là mục tiêu của đầu tư gián tiếp mà chỉ là chuyện cực chẳng đã khi người lái tàu không còn phù hợp và đấy sẽ là một phi vụ đầu tư thất bại vì đâu có dễ kiếm được người thay thế trong một tổ chức vốn thế mạnh là đầu tư gián tiếp. Chủ tịch SSI kết luận.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...