Chủ tịch TPHCM yêu cầu bỏ thủ tục phát sinh chi phí không chính thức

Chủ tịch UBND TPHCM chỉ đạo các Sở rà soát loại bỏ những thủ tục không cần thiết phát sinh chi phí không chính thức, đơn giản hóa các thủ tục kiểm tra, cấp giấy phép để tiết kiệm thời gian, giảm chi p
Chủ tịch TPHCM yêu cầu bỏ thủ tục phát sinh chi phí không chính thức

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã chủ trì cuộc họp về tình hình kinh tế xã hội của thành phố 8 tháng đầu năm 2017.

"Sau khi nghe các sở ngành báo cáo thống kê tăng trưởng các lĩnh vực trong 8 tháng đầu năm 2017, ông Nguyễn Thành Phong nhận định, thành phố có thể khó lòng mà đạt được tốc độ tăng trưởng tổng thể 8,4 - 8,7% như mục tiêu đã đặt ra.

"Sau 7 tháng đầu năm thành phố tăng trưởng 7,76%. Khi kiểm tra tình hình tháng 8 thì kể cả công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ thương mại có tăng nhưng tăng tỉ lệ rất thấp, không vượt quá 8%. Chúng ta chỉ còn một quý nữa thôi. Nếu không có giải pháp đẩy mạnh tích cực hơn nữa thì khó lòng có thể tạo ra một sức tăng trưởng để có thể đạt được mục tiêu", ông Nguyễn Thành Phong nhận định.

Đáng chú ý, ông Phong nghiêm túc phê bình một số sở ngành đã báo cáo không chính xác về tốc độ tăng trưởng. "Trong buổi họp 6 tháng đầu năm tôi đề nghị ngành công nghiệp phải cố gắng tăng trưởng 7,5%. Đến họp 7 tháng đầu năm các đồng chí báo cáo đã đạt được 7,5% rồi nhưng mà các đồng chí báo cáo không đúng sự thật. Con số báo cáo chính thức chỉ có 7,19% thôi. Nông nghiệp cũng vậy, đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng 6,5% nhưng có đạt được đâu, vậy mà cũng báo cáo cho được", ông Phong phê bình.

Để thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển, Chủ tịch UBND TPHCM chỉ đạo các sở ngành phải cùng tháo gỡ khó khăn với các doanh nghiệp. Cụ thể, với các doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn đề nghị thành phố tháo gỡ, ông Phong chỉ đạo văn phòng UBND TPHCM tập hợp lại và mời lãnh đạo các sở họp một buổi để giải quyết chứ không để chạy lòng vòng, "chạy riết rồi hết năm mà vẫn chưa được".

Cục Thuế TPHCM phải tiếp tục chỉ đạo các chi cục thuế hướng dẫn các hộ kinh doanh cá thể lên doanh nghiệp, làm báo cáo thuế… Thành phố khuyến khích vận động chứ không áp đặt bằng chỉ tiêu vì điều kiện không đảm bảo, muốn hộ cá thể trở thành doanh nghiệp cũng rất khó khăn.

Theo ông Phong, hiện nay con số đăng ký là 316.000 doanh nghiệp nhưng nộp thuế chỉ có hơn 160.000 doanh nghiệp. Thành phố định hướng nâng số hộ kinh doanh cá thể lên doanh nghiệp nhưng thực lực kinh tế không lên bao nhiêu. Do đó, phải tính toán điều kiện từng hộ để vận động tăng vốn, tăng quy mô.

Ông Phong đồng thời chỉ đạo Sở kế hoạch và tài chính TPHCM rà soát loại bỏ thủ tục không cần thiết phát sinh chi phí phi chính thức, đơn giản hóa các thủ tục kiểm tra, cấp giấy phép để tiết kiệm thời gian, giảm chi phí tối đa cho doanh nghiệp.

Riêng Sở công thương, ông Phong chỉ đạo sở cần có giải pháp thúc đầy tiêu dùng để tạo tiền đề tăng trưởng kinh tế cho các tháng còn lại. Chú trọng phát triển thị trường bán lẻ. Ngoài ra, Sở Công thương cần tổ chức hội thảo để nghe góp ý về phát triển thương hiệu mạnh của thành phố.

Đáng chú ý, Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu sắp xếp một buổi họp với tất cả các hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn thành phố để nghe trình bày phương hướng phát triển giáo dục thành phố.

"Tổ chức thảo luận chuyên đề để nghe các hiệu trưởng phát biểu với tư cách là người trực tiếp tham gia quản lý hoạt động giáo dục trên địa bàn thành phố, kể cả dạy nghề. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới thì chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp hạng 11 trong tổng số 12 nước tham gia khảo sát. Năng suất lao động bình quân của Việt Nam thấp hơn Singapore 15 lần, chỉ bằng 1/5 Malaysia, và bằng 2/5 của Thái Lan. Chất lượng nguồn nhân lực phải chuẩn bị tốt vì để xây dựng thành phố thông mình mà không có con người có trình độ thì rất khó khăn", ông Nguyễn Thành Phong nhận định.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...