Chủ tịch Xi măng Bỉm Sơn từ nhiệm vì sai phạm BOT

Hội đồng quản trị (HĐQT) CTCP Xi măng Bỉm Sơn (Mã: BCC) công bố nghị quyết về việc miễn nhiệm ông Trần Việt Thắng - Chủ tịch HĐQT Bỉm Sơn kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (
Chủ tịch Xi măng Bỉm Sơn từ nhiệm vì sai phạm BOT

Sau khi miễn nhiệm, HĐQT đã quyết định bầu ông Bùi Hồng Minh - Phó Tổng giám đốc VICEM kiêm Thành viên HĐQT Xi măng Bỉm Sơn làm Chủ tịch thay thế ông Trần Việt Thắng từ ngày 23/8.

HĐQT cũng giao cho ông Bùi Hồng Minh quản lý 245 tỷ đồng vốn góp của VICEM và tạm thời kiện toàn chức danh Chủ tịch HĐQT của Bỉm Sơn thay ông Thắng.

Trước đó vào ngày 14/8, Xi măng Bỉm Sơn bất ngờ thông tin về việc ông Trần Việt Thắng tạm không tham gia quản lý 245 tỷ đồng, chiếm 22,27% vốn của VICEM tại Bỉm Sơn đồng thời ngừng tham gia HĐQT trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày 8/8.

Ông Trần Việt Thắng cũng là Chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Xi Măng Hà Tiên 1 (Mã: HT1). Cũng trong ngày 14/8, HĐQT của Hà Tiên 1 thông tin về việc ông Thắng thôi chức vụ Chủ tịch HĐQT và từ nhiệm Thành viên HĐQT từ ngày 17/8. Lý do miễn nhiệm không được HĐQT Hà Tiên 1 đưa ra.

Quyết định này được công bố sau khi Thanh tra Chính phủ công bố kết quả thanh tra, cho thấy nhiều sai phạm tại dự án BOT do Xi măng Hà Tiên 1 làm chủ đầu tư. Theo đó, dự án xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào Khu công nghiệp Phú Hữu, quận 9, TP HCM được thực hiện theo hình thức BOT với tổng vốn là 461 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu là hơn 69 tỷ đồng (15%), vốn vay 392 tỷ đồng (85%).

Đáng chú ý, Thanh tra Chính phủ cho biết, đến thời điểm đàm phán hợp đồng BOT dự án, nhà đầu tư phải có cam kết hoặc thoả thuận bằng văn bản với các nhà cung cấp vốn, đầu tư phải huy động vốn phù hợp với tiến độ đầu tư ghi trong hợp đồng dự án và báo cáo việc huy động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng theo quy định. Song hợp đồng BOT được ký ngày 3/6/2012 nhưng đến ngày 9/10/2013 mới có thông báo tài trợ dự án của Ngân hàng BIDV là vi phạm quy định hiện hành về đầu tư dự án BOT.

Tại bảng 2 của Phụ lục 3 hợp đồng, nếu chưa tính chi phí vốn chủ sở hữu, dự án khai thác sau 24 năm mới hoàn trả vốn vay và còn dư 701,567 tỷ đồng. Bảng 3 của Phụ lục 3 hợp đồng cho thấy, nếu tính vốn vay với lãi suất 13,4% và chi phí sử dụng vốn 10%/năm thì sau 24 năm dự án không có khả năng hoàn vốn, lỗ 344, 659 tỷ đồng. Điều này ảnh hưởng tới việc xác định thời gian thu phí và bàn giao dự án BOT cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền... Ngoài ra, HT1 còn nhiều sai phạm trong quá trình đầu tư dự án này. 

Thanh tra Chính phủ kiến nghị UBND TP HCM, Bộ Giao thông Vận tải kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân đã vi phạm các quy định pháp luật, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm đã giao.

Thông tư từ nhiệm của chủ tịch Xi măng Bỉm Sơn vì sai phạm lập tức ảnh hưởng tới giá cổ phiếu HT1, trong phiên sáng 24/8, cổ phiếu HT1 lập tức "lau sàn" và trắng bên mua. Khối lượng khớp lệnh tăng đột biến lên hơn 1,66 triệu cổ phiếu, khối ngoại đặt bán là 568.450 cổ phiếu.

Còn cổ phiếu BCC trong phiên hôm qua cũng giảm mạnh về 9.700 đồng/CP; khối lượng khớp lệnh 168.500 cổ phiếu, dư bán hơn 212.000 cổ phiếu. Hai mã cổ phiếu này liên tục giảm mạnh, trong đó BCC giảm 33% và HT1 giảm 25% từ tháng 7 đến nay.

>> Xi măng Hà Tiên dính nhiều sai phạm tại dự án BOT 461 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...