Chưa đạt được thỏa thuận vụ hủy hợp đồng bán đất Phước Kiển

Trong việc đàm phán hủy vụ bán đất Phước Kiển, Quốc Cường Gia Lai cho rằng bị đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại bằng cách trả lãi, bù đắp trượt giá, Công ty Tân Thuậ
Chưa đạt được thỏa thuận vụ hủy hợp đồng bán đất Phước Kiển

Chiều 26/4, đại diện Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai đã có buổi làm việc với Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận (Công ty Tân Thuận), doanh nghiệp có 100% vốn thuộc Văn phòng Thành uỷ TP.HCM.

Theo đại diện QCG, tại buổi đàm phán, doanh nghiệp này đồng ý trả lại khu đất cho Công ty Tân Thuận và hủy hợp đồng chuyển nhượng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng đưa ra một số điều kiện với bên bán.

Cụ thể, Quốc Cường Gia Lai yêu cầu bên bán phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng cách trả lãi, bù đắp trượt giá đối với khoản tiền mà hai bên đã giao dịch trước đây, vì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Với các điều kiện phía Quốc Cường Gia Lai đưa ra, Công ty Tân Thuận cho rằng chưa thể quyết định, và cần phải báo cáo với chủ sở hữu, là Văn phòng Thành ủy TP.HCM, để có hướng giải quyết tiếp theo.

Tính tới thời điểm tháng 8/2017, Công ty Quốc Cường Gia Lai đã trả gần 400 tỉ đồng cho hợp đồng chuyển nhượng khu đất 32,2 ha.

Năm 2009, Công ty Tân Thuận được TP.HCM chấp thuận địa điểm làm dự án khu dân cư Phước Kiển tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè (văn bản chấp thuận địa điểm được gia hạn vào năm 2013). Sau một thời gian bồi thường, công ty này có quỹ đất khoảng 32,2 ha tại đây. Trong đó Công ty Tân Thuận đã đứng tên 28 ha, phần còn lại đã bồi thường nhưng do người dân yêu cầu trả thêm nên đến nay vẫn chưa xong thủ tục sang tên.

Đến ngày 5/6/2017, Công ty Tân Thuận ký hợp đồng chuyển nhượng khu đất cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá 1.290.000 đồng/m2. Tổng giá trị chuyển nhượng hơn 419,2 tỉ đồng (chưa bao gồm thuế VAT).

Về giá này, được biết Công ty Tân Thuận có thuê hai đơn vị thẩm định giá để xác định giá tại khu đất trên. Cụ thể, tháng 9/2016, Công ty Thẩm định giá TT đưa ra con số 1.092.000 đồng/m2. Tháng 4/2017, Công ty TNHH KT&DVTH TP.HCM nhận định giá đất khu này là 1.050.000 đồng/m2.

Sau đó, theo biên bản làm việc giữa Văn phòng Thành ủy (chủ sở hữu của Công ty Tân Thuận) và Công ty Quốc Cường Gia Lai vào ngày 23/12/2017 và ngày 9/2/2018, hai bên đã ký phụ lục hợp đồng điều chỉnh giá đất. Tổng giá trị hợp đồng lúc này hơn 574,4 tỉ đồng chưa bao gồm VAT (tăng hơn 155 tỉ đồng so với hợp đồng chuyển nhượng ban đầu). Quốc Cường Gia Lai chấp nhận điều chỉnh tăng giá với điều kiện được nợ lại phần tăng thêm mà không phải trả ngay (đến cuối năm 2018 trả 70%, trong quý I/2019 trả 30% còn lại).

Lý do dẫn đến việc điều chỉnh lại giá hợp đồng là do đơn vị chủ sở hữu của Công ty Tân Thuận cho rằng giá trị chuyển nhượng ban đầu chưa phù hợp giá thị trường. Cụ thể, giá đất hai bên ký kết chỉ có 1.290.000 đồng/m2 (chưa có VAT). Trong khi đó, theo xác định của Sở TN&MT TP thì giá này phải là 1.768.000 đồng/m2 (chưa có VAT). Như vậy, hai bên đã ký hợp đồng thấp hơn giá thị trường 478.000 đồng/m2.

Phía Quốc Cường Gia Lai cho rằng giá mua bán ban đầu là phù hợp với giá thị trường do khu đất có nhiều bất lợi (cách mặt tiền đường Nguyễn Hữu Thọ 75 m…).

Tuy nhiên, sau đó công ty này vẫn đồng ý với việc tăng thêm giá trị hợp đồng vì cho rằng “khi dự án được chuyển mục đích làm dự án thương mại thì giá đất nông nghiệp sẽ được cấn trừ bằng giá đất bồi thường”. Đổi lại, công ty này xin nợ trả chậm như trên đã nêu.

Vào ngày 18/4, Ban Thường vụ Thành ủy không đồng ý bán chỉ định, đã yêu cầu Công ty Tân Thuận phải đàm phán với đối tác để hủy hợp đồng chuyển nhượng.

Ban Thường vụ Thành ủy cho rằng việc ký kết hợp đồng này không đúng theo Quyết định 1087 năm 2009 của Ban Thường vụ Thành ủy về ban hành Quy chế quản lý sử dụng tài sản là nhà, quyền sử dụng đất tại các công ty TNHH một thành viên thuộc Đảng bộ TP.HCM.

Có thể bạn quan tâm

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.

30/4 – Đất nước trọn niềm vui

30/4 – Đất nước trọn niềm vui

Những ngày này, trên khắp mọi miền đất nước, hàng triệu lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, nhuộm đỏ rực những con phố, những bản làng, thôn xóm. Giữa tiếng nhạc rộn rã, tiếng hò reo náo động là những khuôn mặt rạng rỡ xen lẫn ánh mắt rưng rưng niềm xúc động. Một lần nữa, ký ức và khát vọng của dân tộc Việt Nam cùng trào dâng, như dòng sông cuộn chảy. Ngày 30/4 không chỉ là ngày đất nước liền một dải, mà hơn thế nữa, đó là ngày lòng người Việt Nam cùng thống nhất trong tự hào, trong yêu thương và khát vọng dựng xây một tương lai tươi sáng – ngày Đất nước trọn niềm vui...