Chứng khoán APEC tiếp tục chào bán gần 4 triệu cổ phiếu dự kiến thu về 47 tỷ

Chứng khoán APEC APEC tiếp tục chào bán 3,9 triệu cổ phiếu riêng lẻ giá 12.000 đồng/cp, nếu thành công dự kiến thu về số tiền xấp xỉ 47 tỷ đồng. Cổ phiếu APS đã tăng giá hơn 60% trong vòng gần 2 tháng qua lên 16.300 đồng/cp.
Chứng khoán APEC tiếp tục chào bán gần 4 triệu cổ phiếu dự kiến thu về 47 tỷ

Mới đây, HĐQT CTCP Chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương (APEC, mã chứng khoán: APS ) vừa công bố nghị quyết về việc triển khai phương án chào bán 3,9 triệu cổ phiếu riêng lẻ năm 2021 với giá 12.000 đồng/cp.

Số cổ phiếu mới phát hành riêng lẻ sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm. Nhà đầu tư tham gia đợt chào bán là cá nhân, tổ chức có năng lực tài chính và đáp ứng điều kiện nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, ưu tiên cổ đông hiện hữu.

Thời điểm thực hiện dự kiến trong quý 4/2021, sau khi có chấp thuận của UBCKNN. Nếu thành công, Chứng khoán APEC dự kiến thu về số tiền xấp xỉ 47 tỷ đồng.

Nhà đầu tư tham gia đợt chào bán là cá nhân, tổ chức có năng lực tài chính và đáp ứng điều kiện nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, ưu tiên cổ đông hiện hữu.

Cổ phiếu APS hiện giao dịch vùng 16.300 đồng/cp, tăng 60% trong vòng gần 2 tháng qua và cao hơn 36% mức giá chào bán riêng lẻ.

Trước đó, trong khoảng thời gian từ 9/8 - 9/9/2021, Chứng khoán APEC đã thực hiện phát hành 39 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện là 1:1; giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu, qua đó thực hiện tăng vốn điều lệ công ty lên gấp đôi, đạt 780 tỷ đồng như hiện tại.

Số tiền 390 tỷ đồng thu về được sử dụng nhằm bổ sung nguồn lực tài chính cho hoạt động đầu tư, tự doanh của Công ty; bổ sung và cung ứng vốn cho hoạt động cho vay margin và đầu tư phát triển hệ thống nền tảng Công nghệ thông tin.

Vào cuối tháng 7, APEC đã chốt danh sách cổ đông để phát hành 39 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cp, tỷ lệ phân phối 1:1. Sau 2 phương án phát hành, công ty chứng khoán dự kiến tăng vốn điều lệ từ 390 tỷ đồng lên 823 tỷ đồng.

Mục tiêu huy động vốn để bổ sung cho hoạt động tự doanh, đầu tư công nghệ và nguồn vốn vay margin.

Về hoạt động kinh doanh, APEC ghi nhận doanh thu giảm 17% xuống 71 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí hoạt động giảm mạnh, cụ thể là chi phí hoạt động tư vấn tài chính giảm từ 50 tỷ về 11,7 tỷ đồng. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế đạt 37,7 tỷ đồng, gấp 6,6 lần cùng kỳ năm trước.

Trên thị trường, cổ phiếu APS bắt đầu liên tục tăng cao từ hồi đầu năm. Sau khi lập đỉnh lịch sử trong phiên 6/9 vừa qua khi tăng kịch trần lên mức 17.000 đồng/cổ phiếu, giá cổ phiếu APS đang có xu hướng điều chỉnh giảm nhẹ. Chốt phiên 14/9, thị giá APS đạt 16.100 đồng/cp, tăng 15% kể từ thời điểm bắt đầu quý 3/2021.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...