Chứng khoán "đổ đèo" trước thông tin Vietcombank giảm lãi suất và Ngân hàng nhà nước nới room tín dụng

Vẫn tưởng thông tin Vietcombank giảm lãi suất và Ngân hàng nhà nước nới room tín dụng sẽ là động lực giúp thị trường chứng khoán thăng hoa. Tuy nhiên, hiện thực lại trái ngược hoàn toàn...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Chứng khoán phản ứng ra sao trước thông tin Vietcombank giảm lãi suất và Ngân hàng nhà nước nới room tín dụng?
Chứng khoán phản ứng ra sao trước thông tin Vietcombank giảm lãi suất và Ngân hàng nhà nước nới room tín dụng?

Trong phiên giao dịch cuối tháng 11, thị trường chứng khoán Việt Nam giao dịch khá giằng co. Tâm lý thận trọng của nhà đầu tư đi kèm áp lực bán kích hoạt vào cuối phiên khiến chỉ số VN-Index một lần nữa “nói lời tạm biệt” với ngưỡng 1.100 điểm.

Trước đó, nhiều nhà đầu tư cho rằng, việc VN-Index lại vỡ mức 1.100 điểm do ảnh hưởng bởi thông tin Ngân hàng Nhà nước cấp room tín dụng thứ 3 trong năm nay. Cơ quan quản lý tiền tệ này cho biết, các ngân hàng không sử dụng hết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ được điều chuyển sang ngân hàng đã dùng hết 80% chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (room tín dụng), đồng thời ngân hàng giảm lãi suất cũng được ưu tiên tăng hạn mức tín dụng.

Thêm vào đó, ngân hàng Vietcombank vừa công bố thông tin tiếp tục giảm lãi suất huy động tại hầu hết kỳ hạn. Theo đó, mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chỉ còn 4,8%/năm, giảm 0,2 điểm phần trăm so với trước đó.

Tuy nhiên, như đã nêu, kết phiên giao dịch ngày 30/11, VN-Index giảm mạnh 8,67 điểm (-0,79%) xuống 1.094,13 điểm. Tương tự, HNX-Index giảm 0,88 điểm xuống 226,15 điểm. Thanh khoản dù được cải thiện so với phiên trước song vẫn ở mức thấp với giá trị khớp lệnh trên HOSE đạt gần 13.170 tỷ đồng.

Trong đó, nhóm VN30 là “tội đồ” khi chỉ số đại diện cho nhóm này giảm tới 1,05%, nhóm VNMID-Index giảm nhẹ 0,29%, còn VNSML-Index “ngược dòng” tăng 0,06%.

Toàn sàn HOSE có 138 mã tăng giá, 89 mã đứng giá tham chiếu và 362 mã giảm giá.

Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, đa số cổ phiếu chìm trong sắc đỏ, trong đó, BID, TCB, SSB, STB đều giảm trên 1%. Sắc xanh chỉ xuất hiện “le lói” ở các mã LPB, EIB, TPB trên sàn HOSE.

Diễn biến trên cũng ghi nhận ở nhóm bất động sản khi số cổ phiếu giảm áp đảo số cổ phiếu tăng. Điển hình như VIC giảm 1,88%, VRE giảm 4,74%, NVL giảm 2,21%, KDH giảm 1,1%, DIG giảm 1,4%, HDC giảm 1,96%. Điểm sáng nổi bật nhất là SJS và ITA khi cùng ghi nhận mức tăng kịch trần. Bên cạnh đó, TCH tăng 1,63%, KOS tăng 3,75%; VHM, KBC, DXG cùng đều tăng điểm.

Phía nhóm cổ phiếu chứng khoán điều chỉnh tương đối nhẹ nhàng với SSI giảm 0,95%, VCI giảm 0,84%, VND giảm 0,48%, HCM giảm 0,17%, VIX giảm 0,3%, FTS giảm 1,4%.

Cổ phiếu hàng không cũng “bất ổn” khi VJC giảm tới 4,49%, còn HVN giảm nhẹ hơn, chỉ mất 0,88% giá trị. Cổ phiếu năng lượng và bán lẻ phân hoá: GAS giảm 1,67%, POW giảm 0,44%, PLX giảm 1,96% nhưng PGV tăng 1,34%; MWG giảm 0,77%, DGW giảm 1,94% còn PNJ và FRT lần lượt có thêm 0,75% và 2,61% giá trị.

Tâm điểm là cổ phiếu của các công ty trong lĩnh vực sản xuất giảm khá mạnh. Tiêu biểu như MSN giảm 3,82%, KDC giảm 5,67%, VHC giảm 3,37%; nhiều mã khác cũng giảm đáng kể như HPG mất 1,67% giá trị, VNM giảm 1,46%, SAB giảm 1,81%, DGC giảm 1,36%, HSG giảm 1,38%...

Tuy nhiên, sắc xanh cũng hiện lên ở không ít cổ phiếu, trong đó có DCM tăng 1,43%, DBC tăng 2,07%, ACG tăng 1,58%, HT1 tăng 2,95%, DBD tăng kịch trần.

Có thể bạn quan tâm