Chương trình "Gặp mặt đối ngoại chào năm mới 2024"

Ngày 17/1/2024, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội - HBA và Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD tổ chức Chương trình gặp mặt đối ngoại chào năm mới 2024 - Xuân Giáp Thìn... 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Chương trình "Gặp mặt đối ngoại chào năm mới 2024"

Tới dự chương trình có lãnh đạo các cơ quan Đảng và Nhà nước; Lãnh đạo các Uỷ ban của Quốc Hội; Lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành Trung Ương; Lãnh đạo thành phố Hà Nội và một số địa phương; Lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp của Trung Ương và các địa phương.

Đặc biệt, trong 300 đại biểu tham dự chương trình, có gần 60 vị khách quốc tế là các Đại sứ, Đại biện; các vị tham tán kinh tế, tham tán thương mại của nước ngoài tại Việt nam; Các vị Trưởng văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; Các Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Và các lãnh đạo các doanh nghiệp tiêu biểu là hội viên của VACOD và HBA tại Hà Nội và trên toàn quốc.

z5080605045115-8c05a2f1e7367f2c763a6621c5997c97-157.jpg

Năm 2023, trong bối cảnh kinh tế thế giới bất ổn và đầy khó khăn, thách thức, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, linh hoạt, quyết liệt, sát sao chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế. Nhờ đó, kinh tế Việt Nam đã phục hồi, tăng trưởng kinh tế ước đạt 5,05%. Đây là kết quả tích cực, mặc dù chưa đạt mục tiêu đề ra, nhưng cũng thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới và khu vực.

Phát biểu khai mạc sự kiện, TS. Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội – HBA cho biết: "Như thường lệ, cứ mỗi khi kết thúc năm cũ và chào đón năm mới là Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội - HBA và Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD tổ chức Chương trình Gặp mặt tất niên - chào đón năm mới. Đây là dịp để Hiệp hội và Cộng đồng Doanh nghiệp nhìn lại những hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, báo cáo kết quả đã đạt được trong năm qua với các đồng chí Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của Các Cơ quan Trung Ương, lãnh đạo TP. Hà Nội, lãnh đạo một số địa phương mà Hiệp hội đã có phối hợp trong các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp. Điều đặc biệt của Chương trình “Gặp mặt đối ngoại chào năm mới 2024" năm nay là có sự hiện diện quan trọng của Các vị khách quốc tế: Các vị Đại sứ và Phu nhân, Phu quân; các vị Đại biện; các vị tham tán và cán bộ ngoại giao của nước ngoài tại Việt nam; Các vị Trưởng văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; Các Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam".

z5080688534911-4ba5448cacce9ae1bcbc93dd573634ae-3965.jpg
TS. Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội – HBA và Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam – VACOD

TS. Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh, chương trình gặp mặt này là dịp vô cùng ý nghĩa nhằm tăng cường tạo dựng, duy trì môi trường hợp tác kinh tế quốc tế; đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập kinh tế, thúc đẩy các hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch, mở rộng thị trường với các nước. Tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp Việt Nam phát triển, vượt qua khó khăn, thách thức của năm 2024.

"Năm 2023 HBA và VACOD đã có những hoạt động nỗ lực nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp. Chúng tôi xin điểm lại một vài các hoạt động đáng chú ý sau đây: Ngay từ đầu năm 2023 Hiệp hội đã Thành lập Câu lạc bộ doanh nhân trẻ VACOD toàn quốc, đây là tổ chức được thành lập nhằm tập hợp toàn thể các doanh nhân trẻ, các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế đa ngành nghề trong cả nước tạo ra mạng lưới kết nối và liên kết sức mạnh các doanh nhân trong câu lạc bộ doanh nhân trẻ VACOD Toàn quốc. Bên cạnh đó Hiệp hội đã luôn phát huy những hoạt động truyền thống của mình, đặc biệt là việc phối hợp với các địa phương trong cả nước để tổ chức Các hội nghị Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tại các tỉnh và các Diễn đàn kinh tế nhằm hỗ trợ các địa phương trong việc kêu gọi Đầu tư, xúc tiến Thương mại và Du lịch", TS. Nguyễn Hồng Sơn cho biết.

Ngày 24-25/4/2023 HBA và VACOD đã phối hợp với UBND Tỉnh Lạng Sơn tổ chức chương trình Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch 2023. Ngày 12-13/10/2023 đã phối hợp với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức thành công “Chương trình Giao lưu Doanh nhân 3 miền Bắc – Trung – Nam 2023” và “Diễn đàn Doanh nghiệp VACOD – Bến Tre về hỗ trợ thúc đẩy Doanh nghiệp phát triển bền vững”. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp cả nước tiếp cận và tìm hiểu về tiềm năng đầu tư, thương mại, du lịch của tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bến Tre.

Đặc biệt, tại 2 Hội nghị này, HBA và VACOD đã tổ chức lễ ký kết văn bản “Thoả thuận hợp tác chung“ cùng với 20 Hiệp hội Doanh nghiệp của các tỉnh, Thành phố trong cả nước. Thỏa thuận hợp tác chung với nội dung nhằm khai thác các nguồn lực và phát huy thế mạnh của các hiệp hội Doanh nghiệp địa phương trong việc thúc đẩy sự nghiệp phát triển doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong việc hỗ trợ, thúc đẩy cho các Doanh nghiệp Hội viên của các Hiệp hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và của đất nước.

Bên cạnh đó, Hiệp hội luôn chú ý, ưu tiên đến các hoạt động quan hệ quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu; ngay sau chuyến thăm chính thức của Tổng thống Kazakhstan đến Việt Nam, Hiệp hội đã tổ chức Đoàn khảo sát thị trường và xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch của HBA và VACOD tại Kazakhstan và Kyrgyzstan từ 22-30/9/2023.

Trong chương trình hoạt động của đoàn; Hiệp hội đã phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Kazakhstan khai trương phòng giới thiệu, trưng bày hàng hoá, sản phẩm tiêu dùng của Việt Nam tại Kazakhstan; các sản phẩm này đã được doanh nghiệp và người dân nước bạn rất quan tâm, đón nhận và đã chính thức đặt hàng.

z5080673663996-d4ad1f61ea7d91f796c8ddd43cc87f49-6049.jpg

Mới đây, ngày 28/12/2023 HBA và VACOD đã tổ chức Lễ ký kết thoả thuận hợp tác với Phòng Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (VUCC), nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu mở rộng thị trường kinh doanh, tìm kiếm đối tác trên thị trường quốc tế. VUCC đã mời HBA ,VACOD cùng tham gia là đơn vị tổ chức Hội chợ America Expo 2024 tại Hoa kỳ.

"Sự hợp tác giữa HBA - VACOD và phòng thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, giúp doanh nghiệp hai nước tiếp cận thị trường của nhau một cách thuận lợi và hiệu quả hơn", TS. Nguyễn Hồng Sơn chia sẻ.

Bên cạnh những kết quả đạt được của năm 2023, bước sang năm 2024, kinh tế của thế giới và Việt Nam vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Tuy vậy, kinh tế Việt Nam sẽ vẫn có cơ hội phục hồi tích cực hơn nếu các chính sách hỗ trợ được ban hành trong năm 2023 sẽ có tác động rõ nét hơn vào nền kinh tế; các động lực về đầu tư, tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ; các vấn đề tồn đọng, bất cập kéo dài được tập trung tháo gỡ, chuyển biến tích cực hơn trong năm 2024, nhất là vướng mắc của doanh nghiệp, dự án đầu tư, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp...

Theo Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã đồng ý giảm 2% thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ 1/1/2024 đến hết ngày 30/6/2024. Việc giảm thuế giá trị gia tăng có phạm vi tác động rất lớn bởi hầu hết đối tượng đều có lợi: doanh nghiệp bán được hàng do chi phí đầu vào giảm, từ đó giảm giá bán, người tiêu dùng được lợi do mua hàng với giá thấp hơn trước.

"Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp của hai hiệp hội HBA và VACOD đã và đang phải nỗ lực để vượt qua những thách thức của thời đại, giữ vững nhịp điệu sản xuất kinh doanh với tinh thần của một chiến binh dũng cảm. Trong khó khăn, các doanh nhân Việt Nam vẫn chuẩn bị tâm thế và sẵn sàng cho bước phát triển của năm 2024. Năm mới là cơ hội để chúng ta tiếp tục thúc đẩy sự đổi mới trong quản trị, trong việc áp dụng công nghệ cao, đa dạng hóa sản phẩm và tạo ra những chuỗi giá trị mới. Chúng ta có thể cùng nhau xây dựng những cầu nối mạnh mẽ hơn giữa các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và các cộng đồng toàn cầu, tạo ra môi trường kinh doanh rộng lớn, lành mạnh và bền vững hơn", TS. Nguyễn Hồng Sơn nhận định.

Tiếp nối sự kiện, TS. Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh đã có những chia sẻ và đánh giá tổng quan về tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo TS. Võ Trí Thành, các dự báo của WB, IMF đều chỉ ra rằng cả 3 năm liền kinh tế thế giới tăng trưởng thấp hơn mức trung bình của năm 2019. "Chúng ta có thể nói đây là thời đại sống trong bất định và khó lường, địa chính trị, căng thẳng, xung đột và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng lần này khác các cuộc khủng hoảng trước là khó khăn chồng chất nhưng chưa bao giờ thế giới đặt ra cho mình phải chuyển đổi, phải tái cấu trúc và phát triển theo cách mới như hiện nay. Và đây là điểm khác rất căn bản. Chúng ta nói đến số, nói đến xanh, sự chuyển dịch các chuỗi cung ứng toàn cầu", TS. Võ Trí Thành nhận xét.

"Cuối năm 2022, Việt Nam đã có một sang chấn rất lớn là bất động sản, tài chính ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp. Từ năm 2023 đến nay có thể nói vẫn còn đó nhiều vấn đề, điển hình như các ngân hàng yếu kém, nợ xấu gia tăng nhưng vào thời điểm khó khăn nhất của kinh tế Việt Nam về tài chính tiền tệ đã qua. Chúng ta ổn định được hệ thống tài chính hoạt động tương đối bình thường, cung ứng cho doanh nghiệp. Việt Nam là một trong số ít nước đi nhanh hạ lãi suất khá mạnh mẽ, tỷ giá tương đối ổn định. Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam ước tính đạt 5,05% vào năm 2023. Tỷ lệ này cao hay thấp? So với ước vọng của Việt Nam là rất thấp".

Để đạt được mục tiêu 2024 - 2025, thì Việt Nam cần tăng trưởng 2024 - 2025 mỗi năm trên 8%. Mục tiêu Đại biểu quốc hội đề ra cũng chỉ là 6 - 6,5%. Trong tất cả các chỉ số, chỉ số quan trọng nhất mà 3 - 4 năm liền Việt Nam không đạt được đó là chỉ số tăng năng suất lao động. Ngoài ra, sau rất nhiều năm, lần đầu tiên công nghiệp chế biến chế tạo và xuất khẩu không còn là động lực cho tăng trưởng của Việt Nam, tăng trưởng xuất khẩu âm, tăng trưởng chế biến chế tạo tăng trưởng nhưng cũng chỉ đạt mức rất thấp 3,6%.

"Thay vào đó, tiêu dùng của Việt Nam đang là bệ đỡ, người Việt Nam ăn uống vẫn rất mạnh mẽ. Mặc dù vậy Sức mua tiêu dùng của Việt Nam đã bắt đầu giảm. Cách đây 6 năm, tăng trưởng tiêu dùng là 9%. Trừ yếu tố giá cả, cả năm 2023 chỉ còn 7%. Đấy là chúng ta còn nhờ 12,6 triệu khách du lịch, chúng ta mới giữ được mức tăng. Động lực thứ ba mà tôi muốn nói là đầu tư. Đầu tư đều bị chững lại hết. Tuy nhiên có 2 điểm sáng là FDI cam kết tăng rất mạnh đạt 6%, giải ngân tăng 45%. Và có lẽ là điểm sáng nhất năm nay mà chính chúng ta cũng bất ngờ là chúng ta đã thực hiện được mục tiêu mà thủ tướng đề ra là 95% của 710.000 tỷ đồng, tức đã giải ngân được gần 680.000 tỷ đồng đầu tư công. Đây chính là động lực quan trọng.

z5080716971280-b87c2e0673d1f484a6aea77099450891-2994.jpg
TS. Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh

Theo ông Võ Trí Thành, xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư, dịch vụ, công nghiệp chế biến chế tạo đang có rất nhiều điểm cộng, nhưng cũng vô vàn điểm trừ. Với tình hình thế giới và trong nước, chính sách của Việt Nam vẫn tiếp tục 3 nhóm chính sách cơ bản nhất. Nhóm chính sách thứ nhất là tiếp tục kích cầu và hỗ trợ doanh nghiệp. Nhóm chính sách thứ hai là bằng mọi giá phải giữ được ổn định và tạo cho Việt Nam sức chống chịu trước bất kỳ cú sốc nào từ bên ngoài. Nhóm chính sách thứ ba có lẽ là nhóm quan trọng nhất, là chuẩn bị những điều kiện, những nền tảng pháp lý, hạ tầng, nguồn nhân lực và quy hoạch tất cả những cái đấy để tạo ra những nền tảng để Việt Nam phát triển đột phá trong giai đoạn tiếp theo, và bắt nhịp với những xu thế của thế giới, dịch chuyển chuỗi cung ứng xanh và số.

"Đây là giai đoạn mà chúng ta phải nhìn cho thấu hết khó khăn, nhưng cũng phải nhận ra cơ hội, và hãy suy nghĩ tích cực. Cũng giống như Chính phủ phải tìm mọi cách để ổn định, tăng cường khả năng chống chịu trước các cú sốc. Một thông điệp mà tôi muốn dành cho doanh nghiệp đó là hãy phòng thủ thật chắc chắn, quản trị dòng tiền và quản trị rủi ro tốt. Chính phủ luôn tìm mọi cách để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp phải quyết tâm để vượt khó, tận dụng chính sách, hỗ trợ lẫn nhau, biết chuyển đổi sản phẩm và thị trường tuỳ theo biến động của tình hình. Bên cạnh đó, Chính phủ đang nỗ lực tạo mọi thứ để tạo ra đột phá mới, những động lực tăng trưởng mới thì doanh nghiệp cũng phải bắt nhịp với xu thế, đó là chơi với tập đoàn lớn, xanh, số và đằng sau là văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp", TS. Võ Trí Thành khẳng định.

Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam đánh giá Việt Nam đã chuyển mình thành một trong những nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và mở rộng thị trường xuất khẩu. Vị trí chiến lược, lực lượng lao động trẻ và cam kết cải cách kinh tế của Việt Nam đã khiến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp.

“Với Liên Hợp Quốc, chúng tôi cũng đánh giá cao cam kết của Việt Nam đối với hợp tác toàn cầu và chủ nghĩa đa phương, định hình các chương trình nghị sự khu vực và thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia. Đồng thời, Việt Nam cũng đã tích cực theo đuổi tự do hóa thương mại và đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, mở cửa thị trường mới, tăng cường tiếp cận hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, kích thích tăng trưởng kinh tế.

Nhờ đó, Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong việc cải thiện mức sống và đưa hàng triệu người thoát nghèo, với tầm nhìn trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tầm nhìn này thúc đẩy cam kết của Việt Nam nhằm đạt được chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững”, bà Pauline Tamesis khẳng định.

Liên Hợp Quốc hợp tác chặt chẽ với Chính phủ và các đối tác về sáu ưu tiên và khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy mục tiêu phát triển bền vững (SDGs): hỗ trợ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực chất lượng; quản lý nguồn lực hiệu quả; thích ứng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu thông qua kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; và đảm bảo rằng mọi người là trung tâm của mọi quyết định, chính sách và hành động.

z5080764066038-1610ba5f078e6e36ea4ec24537b246d8-7948.jpg
Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam

“Chính vì lý do này mà tôi tham gia cùng các bạn buổi tối nay để khuyến khích sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân trong việc thúc đẩy các ưu tiên SDGs của Việt Nam. Ba ý tưởng nhanh: Thứ nhất, điều chỉnh các hoạt động, chiến lược và thực tiễn với SDGs. Các hành động bao gồm giảm lượng khí thải carbon, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm, đảm bảo thực hành lao động công bằng bao gồm trả lương thỏa đáng cho việc làm thỏa đáng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tóm lại, tích hợp các thực hành bền vững vào các mô hình kinh doanh cốt lõi, chuỗi cung ứng và giá trị. Thứ hai, đầu tư vào các dự án có tác động tích cực đến xã hội và môi trường. Doanh nghiệp có thể và nên thúc đẩy phát triển bền vững. Thứ ba, thúc đẩy đổi mới và hợp tác vì sự bền vững - đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra các công nghệ, sản phẩm và dịch vụ mới nhằm giải quyết các thách thức xã hội liên quan đến SDGs".

"Bằng cách nắm bắt các phương thức hoạt động, kinh doanh bền vững, khu vực tư nhân có thể đẩy nhanh việc thực hiện SDGs đồng thời tạo ra giá trị cho các cổ đông và xã hội, cũng như bảo vệ hành tinh. Cùng nhau chúng ta hãy chung tay vì một tương lai toàn diện và bền vững hơn”, bà Pauline Tamesis nhấn mạnh.

Dưới đây là một số hình ảnh tại sự kiện:

z5080921215090-486494d4e70627920aed46e47454145e-4555.jpg
z5080811358761-756c460461a5c31b9b726f39db38f7fe-4629.jpg
z5080807007579-904cb2c1c67619b66fb48bfdf9e1a5c4-6573.jpg
z5080833630646-0f8a3a1ea20a89407f8266176cd06f08-4389.jpg
z5080833630654-24fa8108036bc42ba6cc13fef9594fab-4641.jpg

Chương trình "Gặp mặt đối ngoại chào năm mới" là sự kiện thường niên, truyền thống của HBA và VACOD.

Năm nay, bên cạnh việc chung tay, góp sức của các Phó chủ tịch HBA, VACOD, chương trình còn nhận được sự đóng góp của các nhà tài trợ chính gồm: Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà Hà Nội; Tổng Công ty Du lịch Hà Nội; Tổng Công Ty Đầu Tư Phát Triển Hạ Tầng Đô Thị UDIC; Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang.

Đặc biệt, sự thành công của chương trình còn có sự đồng hành từ Thanh Hằng Beauty Medi của doanh nhân Đặng Thanh Hằng và các đơn vị: Công Ty Cổ Phần Hanel; Công Ty Cổ Phần Eurowindow; Viễn Thông Hà Nội - Chi Nhánh Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam; Tổng Công ty Điện lực Miền bắc; Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Hà Nội; Tổng Công Ty 789 - Bộ Quốc Phòng; Công Ty Cổ Phần VIHA Thống Nhất; Công Ty TNHH Thi Sơn; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên; Khách sạn Metropole Hà Nội; Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hồ Gươm; Công Ty Cổ Phần Đầu Tư TNG Holdings Việt Nam; Công ty TNHH Quảng Thái; Công ty TNHH L's Place; Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu; Ngân Hàng TMCP Á Châu - Chi Nhánh Hà Nội; Tập đoàn Đầu tư Phát triển Hà Nội; Công ty Cổ phần Thủy Tạ; Công ty Cổ phần sâm Pusilung; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Ba Thành; Khách sạn Hà Nội Daewoo.

Có thể bạn quan tâm