Chuyện gì đang xảy ra tại Kido?

Kể từ đầu tháng 4 tới nay, cổ phiếu KDC của Tập đoàn Kido và các công ty con bất ngờ nổi sóng sau hơn 2 năm tìm đấy đã trở thành tâm điểm của thị trường.
Chuyện gì đang xảy ra tại Kido?

Tính đến phiên giao dịch ngày 21/5, cổ phiếu KDC đã ghi nhận phiên tăng trần thứ 4 liên tiếp lên 28.200 đồng/cp, so với mức 14.100 đồng/cp vào đầu tháng 4 thì KDC đã tăng gấp đôi. Mức giá này được xem như cao nhất của cổ phiếu này kể từ giữa tháng 9/2018. 

Đi cùng với việc tăng giá là thanh khoản đột biến với khối lượng giao dịch bình quân cao nhất trong hai năm trở lại đây. Trước đó, giai đoạn cổ phiếu KDC lao dốc từ 40.000 đồng/cp xuống còn 14.000 đồng/cp, thanh khoản mã này ở mức rất thấp và không được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Đáng chú ý, cổ phiếu KDC tăng mạnh trong bối cảnh ông Trần Lệ Nguyên – Phó Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn đăng ký mua vào 3 triệu cổ phiếu từ 8/5-5/6. Trước giao dịch này, ông Trần Lệ Nguyên đang nắm giữ gần 29 triệu cổ phiếu KDC, tương đương 14,07% vốn điều lệ của Kido.

Hồi giữa tháng 3, cổ đông Vương Kim Vy đã mua vào 2 triệu cổ phiếu KDC nâng số lượng cổ phần sở hữu lên hơn 11 triệu cp, tương đương 5,36% vốn điều lệ của công ty và trở thành cổ đông lớn.

Trong thông báo gần đây nhất, cổ đông Vương Kim Vy đã mua thêm 161.700 cổ phiếu KDC nâng số lượng cổ phần nắm giữ lên 12,375 triệu cổ phiếu, tương đương 6,02% vốn điều lệ.

Không chỉ KDC mà nhiều cổ phiếu của các công ty con, công ty liên kết của Tập đoàn Kido cũng tăng giá mạnh trong một tháng trở lại đây. Có thể kể đến như TAC của Dầu Tường An tăng 39%, VOC của Vocarimex tăng 34%, KDF của Kido Foods cũng tăng 28%...

Hỗ trợ “sóng” tăng này có thể đến từ thông tin kết quả kinh doanh của Kido và các công ty con đều ghi nhận tăng trưởng trong quý đầu năm ngược dòng với tình cảnh của đa phần các doanh nghiệp niêm yết khác.

Theo đánh giá của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, Kido đã tập trung vào các sản phẩm cao cấp kể từ cuối 2019 và phát triển kênh phân phối bán hàng. Đồng thời, việc cắt giảm chi phí cũng đã giúp công ty cải thiện lợi nhuận. 

Mảng hàng lạnh tăng mạnh biên lợi nhuận gộp nhờ việc phát triển các sản phẩm cao cấp từ sữa chua. Ngoài ra, Kido cũng đã lên kế hoạch cho việc mở rộng thị trường các khu vực Đông Nam Á và châu Á nhằm giảm cạnh tranh với thị trường trong nước.

Ngoài ra, với cơ cấu cổ đông tương đối cô đặc với nhiều cổ đông lớn, tổ chức trong và ngoài nước nắm giữ là một yếu tố để KDC có thể tăng giá mạnh trong thời gian qua.

Hiện, ông Trần Lệ Nguyên và cổ đông Vương Kim Vy là hai cá nhân sở hữu cổ phần lớn nhất. Ngoài ra, các cổ chức khác cũng đang nắm giữ cổ phần tại công ty này như Công ty TNHH MTV PPK, Công ty TNHH Đầu tư Vinh Linh, Công ty TNHH Đầu tư KIDO.

Cùng với đó, một số quĩ ngoại khác cũng đang là cổ đông lớn tại Kido như nhóm VinaCapital, VI (Vietnam Invesments) FUND III, Liva Holdings Limited.

Xem thêm

Kido toan tính thâu tóm thị trường dầu ăn?

Kido toan tính thâu tóm thị trường dầu ăn?

Sau khi hợp nhất Dầu Tường An (TAC) và Vocarimex (VOC), CTCP Tập đoàn Kido (KDC) cho biết đang trong quá trình thâu tóm hoàn toàn Công ty dầu ăn Golden Hope Nhà Bè, công ty dầu ăn lớn thứ ba trong cả
Kido và các "vệ tinh" vẫn chật vật trong kinh doanh

Kido và các "vệ tinh" vẫn chật vật trong kinh doanh

Mặc dù đã không còn thua lỗ như quý đầu năm 2018 nhưng hoạt động kinh doanh của Kido vẫn chưa khởi sắc như trước đây, thậm chí 9 tháng lãi ròng còn giảm tới 99% khi chỉ đạt vỏn vẹn 4 tỷ đồng và cách r

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...