Cơ hội vàng phát triển xe ô tô điện, ưu thế cho thương hiệu Việt

Thị trường xe ô tô điện tại Việt Nam đang dần sôi động, với sự xuất hiện nhiều mẫu xe điện mới từ ô tô mini đến xe điện hạng sang, từ đó cũng đặt ra cho các hãng việc phát triển cơ sở hạ tầng trạm sạc…

â.jpg

Theo thống kê của Bộ Giao thông vận tải, đến tháng 7/2023, cả nước có gần 12.600 xe ô tô điện. Hiện trong nước có 2 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô điện là Vinfast (thuộc tập đoàn Vingroup) và Công ty Cổ phần ô tô TMT. Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Công và Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải cũng đã giới thiệu một số mẫu ô tô điện để tìm hiểu thị trường và tiến tới sản xuất, lắp ráp trong nước.

THỊ TRƯỜNG XE Ô TÔ ĐIỆN NGÀY CÀNG SÔI ĐỘNG

Một trong những lý do khiến thị trường xe điện Việt Nam ngày càng sôi động do phân khúc xe điện đa dạng, từ ô tô mini đến xe điện hạng sang. Mới đây Thaco Auto và BMW đã giới thiệu hai mẫu xe điện hoàn toàn mới là BMW iX3 (3,499 tỷ đồng) và BMW i4 (3,759 tỷ đồng). Ngay sau đó, Hyundai chính thức ra mắt Ioniq 5 tại Việt Nam với 2 phiên bản gồm Exclusive, Prestige mức giá lần lượt 1,3 tỷ đồng và 1,43 tỷ đồng.

Trước đó, mẫu xe mini đến từ Trung Quốc là Wuling HongGuang MiniEV cũng đã được mở bán từ tháng 7/2023 với giá bán từ 239 triệu đồng. Đối thủ trực tiếp với Wuling HongGuang MiniEV ngay tại thị trường trong nước là VinFast VF 3 cũng đã công bố bản concept, chiếc mini SUV điện được kỳ vọng là dễ tiếp cận cùng với một phạm vi hoạt động phù hợp với nhu cầu và thói quen sử dụng hàng ngày của người dùng.

Với dải sản phẩm từ từ Mini car đến SUV full-size hạng E, VinFast đã ra mắt 6 mẫu ô tô điện thuộc các phân khúc từ A đến E, gồm VF 5 Plus, VF e34, VF 6, VF 7, VF 8 và VF 9. Trong đó, 2 mẫu xe VF 8 và VF e34 thuộc top 10 xe bán chạy nhất nửa đầu năm 2023, với doanh số lần lượt 4.555 và 5.072 xe.

14.jpg
Thị trường xe điện tại Việt Nam ngày càng sôi động khi các hãng liên tiếp giới thiệu sản phẩm từ ô tô mini đến xe điện hạng sang

Xe điện đang ngày càng trở nên phổ biến, tuy nhiên, việc thiếu các trạm sạc vẫn là một trong những rào cản lớn nhất đối với sự phát triển của loại phương tiện này. Tại Việt Nam, số lượng xe điện vẫn còn ít, và mạng lưới trạm sạc cũng chưa phát triển đồng đều. Điều này khiến cho việc sử dụng xe điện gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với những người sống ở các khu vực xa trung tâm.

Sự gia tăng của xe điện đang đặt ra một thách thức mới cho các nhà sản xuất, làm thế nào để đảm bảo có đủ trạm sạc để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

HẠ TẦNG TRẠM SẠC, VINFAST CHIẾM ƯU THẾ

Với ưu thế thừa hưởng từ mạng lưới trạm sạc với quy mô khá lớn mà Vinfast đã triển khai từ nhiều năm qua, do đó dải sản phẩm của họ đang có lợi thế nhất định. Trong khi đó, Wuling HongGuang Mini EV không thể sạc được tại các trạm sạc mà chỉ có thể sạc tại nhà thông qua nguồn điện 220V, không có sạc nhanh. Thời gian sạc từ 6 đến 9 tiếng cũng là vấn đề quan ngại với một chiếc xe có quãng đường di chuyển hơn 100km/lần sạc.

Một số thương hiệu xe sang như Mercedes, Porsche, BMW hay Audi cũng đã thiết lập hệ thống trạm sạc cho khách hàng, tuy nhiên số lượng vẫn còn hạn chế, hầu hết chỉ lắp đặt tại showroom hoặc nhà máy của hãng. Các thương hiệu trên đều có kế hoạch mở rộng hệ thống trạm sạc, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Audi Việt Nam cho biết sắp tới dự kiến mở rộng thêm khoảng 15 điểm sạc tại TP.HCM.

15.jpg
Hệ thống trạm sạc chưa đáp ứng nhu cầu là một trở ngại với xe ô tô điện

Tại thị trường trong nước, VinFast phát triển hệ thống trạm sạc với hơn 150.000 cổng sạc cho xe máy điện và xe ô tô điện trên 63 tỉnh, thành phố. Trạm sạc VinFast được trang bị các loại công suất khác nhau, từ 11kW đến 250kW, được đặt tại các bãi đỗ xe, bến xe, tòa nhà chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, trạm dừng nghỉ, trạm xăng dầu dọc cao tốc, quốc lộ giúp người dùng có thể sạc xe nhanh chóng và tiện lợi. Về giá sạc điện, hiện nay VinFast cung cấp đơn giá sạc xe ô tô điện là 3.210,9 đồng/kWh (tương đương đơn giá điện bậc 5 giá do Bộ Công Thương công bố ngày 4/5/2023).

Ngoài ra, EVIDA một doanh nghiệp cung cấp giải pháp sạc cho xe điện thông minh EBOOST. EVIDA đang cung cấp thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống trạm sạc xe điện với hơn 850 điểm sạc điện phủ khắp toàn quốc. Đơn giá sạc điện tại trạm sạc công cộng của EBOOST là 8.900 đồng/kWh, chưa bao gồm phí kích hoạt 4.900 đồng/lần sạc đối với xe máy và 19.900 đồng/lần sạc đối với ô tô.

16.jpg
Trạm sạc của EBOOST được thiết kế để có thể sạc cho xe máy và ô tô điện đến từ tất cả các thương hiệu

Trạm sạc của EBOST được thiết kế để sạc xe máy điện và ô tô của nhiều thương hiệu khác nhau, trong đó có ô tô điện VinFast. Với mức giá cao hơn 5.689,9 đồng/kWh so với trạm sạc VinFast (chưa bao gồm phí kích hoạt), EBOOST có lẽ sẽ phù hợp hơn với các thương hiệu xe điện khác.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã nhập cuộc với sản phẩm được phát triển bởi Trung tâm sản xuất điện tử điện lực miền Trung (thuộc EVN). Khi vào cuối năm 2022, đã hoàn thành sản xuất và bàn giao 6 trạm sạc nhanh cho ô tô điện tại Hà Nội.

Công suất đầu ra mỗi trạm sạc là 60 kW, kiểu sạc nhanh DC, được trang bị 2 đầu sạc, chuẩn sạc CHAdeMO, với các chế độ sạc thông thường, sạc đầy pin và sạc theo thời gian tùy theo nhu cầu khách hàng lựa chọn.

CƠ HỘI VÀNG PHÁT TRIỂN XE Ô TÔ ĐIỆN

Mới đây, Bộ Giao thông vận tải vừa đề xuất gửi Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về khung chính sách hỗ trợ chuyển đổi ô tô chạy xăng sang xe điện, trong đó có hỗ trợ các đơn vị sản xuất, lắp ráp cũng như cơ chế ưu đãi cho người sử dụng.

Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải đề xuất 3 loại xe ô tô điện là xe ô tô điện chạy pin, xe ô tô điện sử dụng pin nhiên liệu và xe ô tô năng lượng mặt trời sẽ được hưởng hỗ trợ, ưu đãi phát triển.

vnp_vinfast_vf_e34_1.jpg
Bộ Giao thông vận tải đề xuất 3 loại xe ô tô điện được hưởng hỗ trợ, ưu đãi phát triển gồm: xe ô tô điện chạy pin, ô tô điện sử dụng pin nhiên liệu và ô tô năng lượng mặt trời

Với ô tô điện sản xuất lắp ráp, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị, rà soát, bổ sung các chính sách ưu tiên phát triển ô tô điện (đặc biệt là phương tiện giao thông công cộng). Cùng với bổ sung ngành nghề sản xuất lắp ráp xe ô tô điện, sản xuất pin vào ngành nghề thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư, Bộ Giao thông vận tải đề xuất ưu đãi đầu tư đối với các dự án sản xuất lắp ráp ô tô điện, pin xe điện; miễn, giảm thuế nhập khẩu trang thiết bị, dây chuyền và nhập khẩu tổng thành, linh kiện để sản xuất, lắp ráp ô tô điện, pin xe điện.

Đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, bảo dưỡng xe ô tô điện, Bộ Giao thông vận tải đề xuất có cơ chế ưu đãi tiếp cận tài chính, tín dụng và chuyển giao công nghệ. Đồng thời, Bộ đề xuất có cơ chế ưu đãi thuế ô tô điện nhập khẩu.

Về cơ chế ưu đãi cho người sử dụng, Bộ Giao thông vận tải đề xuất miễn, giảm lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký biển số đối với ô tô điện. Đối với phát triển hạ tầng trạm sạc, Bộ Giao thông vận tải đề xuất ban hành các quy chuẩn về trạm sạc điện; cho phép xây dựng trạm sạc điện công cộng; ưu đãi tiền thuê đất, tiếp cận quỹ, miễn, giảm thuế cho các tổ chức, cá nhân đầu tư trạm sạc điện; ưu đãi đầu tư, hỗ trợ lãi suất vốn vay sản xuất, nhập khẩu trang thiết bị, linh kiện để xây dựng hạ tầng trạm sạc.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

2025 sẽ đầy thử thách với kinh tế và chứng trường Việt Nam

2025 sẽ đầy thử thách với kinh tế và chứng trường Việt Nam

Nửa đầu năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam dự báo sẽ đối mặt với nhiều biến động do tăng trưởng GDP có thể chậm lại và đồng VND chịu áp lực. Tuy nhiên, triển vọng tích cực hơn được kỳ vọng vào cuối năm khi các yếu tố này có thể đảo chiều, mở ra cơ hội phục hồi...

Chứng khoán Mỹ phục hồi sau dữ liệu lạm phát

Chứng khoán Mỹ phục hồi sau dữ liệu lạm phát

Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm vào thứ Sáu khi báo cáo lạm phát mới và bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã làm dịu bớt lo ngại về tình hình tăng lãi suất vào năm sau…