Cổ phần hóa vẫn ì ạch vì sự chần chừ của lãnh đạo DN

Theo ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, tới giữa tháng 6/2017, mới có 19 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa mà nguyên nhân của việc chậm t
Cổ phần hóa vẫn ì ạch vì sự chần chừ của lãnh đạo DN

Nhận định tại buổi họp báo chuyên đề chiều 29/6, ông Đặng Quyết Tiến thừa nhận là tiến độ này thậm chí còn chậm hơn so với năm trước.

Một trong những doanh nghiệp lớn đang chậm trễ được ông Tiến chỉ ra là Tổng Công ty Lương thực miền Nam. Theo đó, doanh nghiệp này đã cam kết IPO trong năm trước nhưng hiện đã kéo dài sang tận năm nay.

Với thoái vốn, ông Tiến cũng cho rằng, hoạt động này cũng chậm. Công bố trước đó của Bộ Tài chính trong 5 tháng cho thấy, các tập đoàn, tổng công ty đã thoái được 3.445 tỷ đồng và thu về 14.806 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số thu về này phần lớn nhờ việc bán vốn tại Vinamilk đã được thực hiện cuối năm ngoái (hơn 11.000 tỷ đồng).

Theo ông Đặng Quyết Tiến, việc chậm trễ trên về khách quan là do khả năng hấp thụ của thị trường chưa lớn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn được ông khẳng định là từ chính các lãnh đạo doanh nghiệp.

Ông thừa nhận, trước đó có những quy định gây khó cho doanh nghiệp tuy nhiên hiện tại vấn đề này sau đó đã được Chính phủ xử lý. Bởi vậy, cái khó hiện tại được ông khẳng định là do tư tưởng chần chừ của “sếp” các doanh nghiệp.

“Gầy đây tôi thấy nhiều doanh nghiệp ngại làm, vì gắn với trách nhiệm, có làm thì cũng không được tích cực, quyết liệt,” ông Tiến nói.

Điều này càng đặc biệt thấy rõ khi hiện tại việc cổ phần hóa đang được thực hiện ở nhiều doanh nghiệp lớn. Quy mô doanh nghiệp càng lớn theo ông Tiến khi bóc tách ra sẽ càng đụng tới trách nhiệm của lãnh đạo các thời kỳ và của chính lãnh đạo hiện tại. Điều này khiến người đứng đầu các doanh nghiệp có tư tưởng sợ, né trách nhiệm.

Ở hướng khác, vấn đề đặt ra với lãnh đạo ngành tài chính là doanh nghiệp chây ì lên sàn. Đây là việc đã được nhắc tới nhiều trước đó và cơ quan chức năng hứa sẽ công khai và xử lý những doanh nghiệp này. Tuy nhiên, tới hiện tại, danh sách này vẫn chưa được công bố.

Trả lời cho thắc mắc này, ông Đặng Quyết Tiến nhấn mạnh, hiện cơ quan chức năng vẫn đang rà soát để đảm bảo thực sự đúng người đúng việc khi công khai. Bởi theo ông, có thể do doanh nghiệp nộp thiếu hồ sơ và có lý do chính đáng chứ không phải cố tình.

Tuy vậy, ông cũng cho biết, cơ quan chức năng sẽ sớm công khai các doanh nghiệp chậm lên sàn, có thể ngay trong tháng Sáu và có phương án xử lý.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...