Cổ phiếu của một công ty chứng khoán bị duy trì diện cảnh báo

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã quyết định duy trì diện bị cảnh báo với cổ phiếu VIG của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam kể từ ngày 21/2/2023.
Cổ phiếu của một công ty chứng khoán bị duy trì diện cảnh báo

Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2022 tại báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VICS) do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Tư vấn UHY ký báo cáo kiểm toán ngày 10/2/2023 là số âm.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày 21/2 phải gửi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và công bố thông tin kèm theo biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng bị cảnh báo. Định kỳ hàng quý, Công ty Cổ phần Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phải giải trình, báo cáo tình hình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo và công bố thông tin.

Mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng đã chốt ngày đăng ký cuối cùng tham dự đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 là 23/2. Thời gian tổ chức dự kiến vào ngày 23/3 tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được chính thức thành lập vào 2008 với vốn điều lệ là 150 tỷ đồng. Các cổ đông sáng lập là Thăng Long Invest Group, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (VINACHEM), Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC); Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (VINAFOOD1), Tổng Công ty Giấy Việt Nam (VINAPACO), Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA), Tập đoàn CIENCO4, Ngân hàng SCB.

Được niêm yết trên sàn chứng khoán từ tháng 12/2009, Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trở thành công ty chứng khoán thứ 8 được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). 

Thời điểm năm 2011 - 2020 là giai đoạn Thăng Long Invest Group thoái vốn khỏi công ty này. Nhưng chỉ ngay sau đó một năm, Thăng Long Invest Group đã quay trở lại làm cổ đông chiến lược, tái cấu trúc công ty chứng khoán này, đổi tên thành Công ty Cổ phần Chứng khoán Đầu tư Việt Nam (VISC) và nâng vốn điều lệ lên 682,66 tỷ đồng. 

Chủ tịch Hội đồng quản trị của Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là Nguyễn Phúc Long. Ông Long cũng hiện đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Thăng Long Invest Group, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Thăng Long Phú Thọ, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử và Hàng gia dụng Hyundai Việt Nam.

Theo cáo cáo tài chính năm 2022 của Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tính đến 31/12/2022, tổng tài sản của công ty này đạt hơn 317,2 tỷ đồng, tăng khoảng 47,4% so với đầu năm. Trong đó, nợ phải trả là gần 12,3 tỷ đồng giảm đến gần 50%; vốn chủ sở hữu đạt hơn 304,9 tỷ đồng; tăng đến gần 150% so với đầu năm.  

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...