Cổ phiếu HVG của “vua cá tra” Hùng Vương bị hủy niêm yết

Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa có quyết định hủy niêm yết bắt buộc đối với hơn 227 triệu cổ phiếu HVG của CTCP Hùng Vương từ ngày 5/8.
Cổ phiếu HVG của “vua cá tra” Hùng Vương bị hủy niêm yết

Nguyên nhân là do Hùng Vương đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin. HoSE hoặc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước xem xét cần thiết phải huỷ niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư theo Nghị định số 58/2012.

Theo Thông tư số 155/2015/TT– BTC ngày 6/10/2016, công ty đại chúng phải công bố báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán nhưng không vượt quá 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 06/2020, Hùng Vương vẫn chưa thực hiện tốt việc công bố thông tin đối với Báo cáo kiểm toán cho kỳ kế toán kết thúc ngày 31/12/2019 và Báo cáo tài chính tự lập của quý I/2020. 

Sau 3 lần bị nhắc nhở về việc chậm nộp BCTC quý I/2020, ban lãnh đạo Hùng Vương lý giải, đây là một tình huống bất khả kháng mà ban giám đốc công ty không hề mong muốn.

Như trong các công văn mà Hùng Vương đã công bố trước đó, hoạt động của công ty từ đầu năm đến nay bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng nhiễm mặn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cộng thêm các ảnh hưởng trực tiếp cũng như tác hại dây chuyền gây ra do đại dịch Covid-19.

Hùng Vương có quy mô gồm 20 công ty con và liên kết, phải lập Báo cáo tài chính tổng hợp, Báo cáo tài chính hợp nhất, đồng thời công ty con của Hùng Vương cũng phải lập Báo cáo tài chính quý.

Cùng với đó, số lượng nhân sự kế toán và thống kê của công ty đang thiếu hụt do 1 số đã nghỉ hoặc chuyển công tác qua các công ty mới trong thời gian cách ly xã hội từ tháng 04/2020 nên làm gián đoạn việc cung cấp số liệu cho công tác hợp nhất Báo cáo tài chính.

Ngoài ra, thư xác nhận công nợ từ nước ngoài cũng chậm trễ nên phía công ty kiểm toán chưa đủ cơ sở để phát hành Báo cáo tài chính đã kiểm toán của kỳ chuyển tiếp 01/10/2019-31/12/2019.

Với các đặc điểm trên, Hùng Vương không thể hoàn thành việc công bố Báo cáo tài chính đã kiểm toán của kỳ chuyển tiếp 01/10/2019-31/12/2019 và Báo cáo tài chính quýI/2020 (kỳ 01/01/2020 – 31/03/2020) trong thời hạn theo quy định. 

Cổ phiếu HVG chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2019 với 60 triệu cổ phiếu đầu tiên chào sàn có giá niêm yết là 50.000 đồng/cp. Hiện, số lượng cổ phiếu HVG đạt hơn 227 triệu đơn vị, giá cổ phiếu chốt phiên ngày 29/7 là 5.400 đồng/cp.

Năm 2020, Hùng Vương đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2020 lần lượt là 11.500 tỷ đồng và 350 tỷ đồng cũng như không chia cổ tức vì còn lỗ luỹ kế.

Xem thêm

HVG muốn thoái toàn bộ vốn tại FBT

HVG muốn thoái toàn bộ vốn tại FBT

CTCP Hùng Vương (mã:HVG) vừa thông qua phương án thoái toàn bộ 2,72 triệu cổ phiếu, tương đương 18,16% vốn đang nắm giữ tại CTCP Xuất nhập khẩu Lâm thủy sản Bến Tre (FBT).

Có thể bạn quan tâm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...