Động thái này nằm trong kế hoạch tái cơ cấu hoàn toàn công ty, khắc phục lỗ lũy kế, gom vốn lại để thực hiện 2 nhiệm vụ chính là nuôi trồng và chế biến cá tra.
Trước đó, HVG đã thoái 100% vốn tại CTCP Thực phẩm Sao ta, hơn 50% vốn tại CTCP Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng. Bên cạnh đó, HVG còn thanh lý một số bất động sản tại 765 Hồng Bàng, 94 Phạm Đình Hổ tại TP. HCM, tổng giá vốn của hai miếng đất này là 283 tỷ trong đó HVG tham gia 60% vốn.
Đồng thời, đóng cửa một số nhà máy chế biến thủy sản hoạt động không hiệu quả do tình trạng thiếu hụt nguyên liệu.
Năm 2018, HVG đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất đạt 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 100 tỷ đồng.
Để thực hiện được mục tiêu này, ngoài tái cơ cấu lại bộ máy công ty, HVG cũng sẽ thỏa thuận với ngân hàng về việc tiếp tục tài trợ nguồn vốn trung-dài hạn để hoàn thành các dự án đang triển khai dở dang và khoanh nợ và có chính sách ưu đãi lãi suất đối với các khoản nợ hiện tại.
Tuy nhiên với con số này, cũng không ít cổ đông hoài nghi bởi nhiều năm trước ông chủ HVG cũng đã từng mạnh miệng đưa ra những kế hoạch lãi lớn nhưng cuối cùng cũng khiến cổ đông thất vọng với con số lỗ lũy kế tính đến cuối tháng 9/2017 gần 424 tỷ đồng.
Về FBT, tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa vào năm 2006. FBT bắt đầu niêm yết tại HoSE vào 14/1/2008 nhưng do thua lỗ và lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ nên đã bị hủy niêm yết kể từ 17/6/2013.
Trên website của FBT hiện chỉ có tài liệu cổ đông mới nhất là nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2016. Theo biên bản này, tổng tài sản cuối 2015 của FBT là 350 tỷ, doanh thu thuần đạt 354 tỷ nhưng công ty lại báo lỗ 2,54 tỷ đồng trong năm 2015.
>> 'Vua cá tra' Hùng Vương bán 20.000 m2 đất tại TP.HCM, giải thể công ty địa ốc