Cổ phiếu nào sẽ hưởng lợi khi Fed cắt giảm lãi suất?

Trong trung và dài hạn, Fed hạ lãi suất sẽ tác động tích cực đến thị trường chứng khoán và nền kinh tế dù cho có suy thoái kinh tế hay không...

Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược Thị trường - VPBankS
Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược Thị trường - VPBankS

Nhận định tại chương trình Khớp Lệnh – Tài chính thịnh vượng gần đây, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược Thị trường - VPBankS nhấn mạnh: "Không phải lần nào, Fed hạ lãi suất cũng tác động tích cực đến thị trường chứng khoán. Thống kê cho thấy, lịch sử không ít lần Fed hạ lãi suất là suy thoái".

ECB đã giảm lãi suất, Fed nhiều khả năng cũng sẽ giảm. Làn sóng cắt giảm lãi suất cho thấy bức tranh kinh tế ra sao?

Làn sóng cắt giảm lãi suất cho thấy bức tranh kinh tế có vấn đề chứ không chỉ là lạm phát vì lạm phát đã hạ nhiệt 2 năm gần đây. Bức tranh kinh tế toàn cảnh ở hầu hết quốc gia từ châu Âu đến châu Á cho thấy sụt giảm rõ rệt. Châu Âu năm qua thoát khỏi lo ngại suy thoái nhưng nhiều quốc gia như Ý, Pháp, Đức có tốc độ tăng trưởng kinh tế trì trệ, đặc biệt là Đức tăng trưởng âm quý vừa rồi.

Tại châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản tăng trưởng kỳ vừa rồi rất thấp, đặc biệt là Trung Quốc thấp hơn kỳ vọng nhiều. Nếu không hạ lãi suất hợp lý, kịp thời thì có thể xảy ra suy thoái.

Lạm phát đang trong xu hướng giảm trên toàn cầu và giảm rất nhanh, nhiều chuyên gia còn cho rằng nếu không hạ lãi suất hợp lý thì lạm phát còn thấp hơn kỳ vọng của ngân hàng trung ương. Mặt khác, việc hạ lãi suất cũng có độ trễ nhất định, phải mất 3 đến 6 tháng sau mới thấm vào nền kinh tế.

Các ngành sản xuất từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… đi xuống thấy rõ. PMI của hầu hết quốc gia đều dưới 50. Để vực lại tốc độ tăng trưởng kinh tế thì hành động giảm lãi suất phải nhanh.

Tuần qua, ECB đã hạ lãi suất lần thứ 2 liên tiếp, lãi suất huy động giảm 0,25 điểm % nhưng lãi suất tái cấp vốn giảm đến 60 điểm cơ bản (1 điểm % = 100 điểm cơ bản). Lãi suất tái cấp vốn ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, do vậy việc hạ mạnh lãi suất này có mối lo liên quan đến tăng trưởng kinh tế.

Một thống kê cho thấy, số ngân hàng trung ương dự kiến hạ lãi suất lên đến 57% trên toàn cầu. Nhìn dài hạn hơn, lãi suất đi xuống tạo môi trường dễ thở hơn cho doanh nghiệp sản xuất, bất động sản. Về lâu dài, việc hạ lãi suất sẽ tác động tích cực cho nền kinh tế.

Vậy thị trường chứng khoán sẽ phản ứng sao với hành động của Fed?

Không phải lần nào, Fed hạ lãi suất cũng tác động tích cực đến thị trường chứng khoán. Thống kê cho thấy, lịch sử không ít lần Fed hạ lãi suất là suy thoái.

Trong trung và dài hạn, Fed hạ lãi suất sẽ tác động tích cực đến thị trường chứng khoán và nền kinh tế dù cho có suy thoái kinh tế hay không. Nếu có suy thoái kinh tế thị trường sẽ giảm sau 6 tháng và tăng sau 1 năm. Trong trường hợp không có suy thoái thì thị trường chứng khoán tăng tốt sau 6 tháng và tăng mạnh mẽ sau 1 năm.

Nhưng trong ngắn hạn (trong vòng 6 tháng), thị trường có những nhịp sụt giảm mạnh, có thể bay tài khoản nếu nhà đầu tư không quản trị rủi ro thận trọng.

Do vậy, những kỳ vọng Fed hạ lãi suất đã phản ánh trong 2 năm nay rồi, S&P 500 có 2 năm tăng tốt và gần đỉnh lịch sử. Sau khi Fed hạ lãi suất thì dòng vốn có xu hướng chạy từ thị trường chứng khoán đã tăng nóng sang thị trường chứng khoán có mức sinh lời tốt hơn. Cụ thể, dòng vốn có xu hướng rút khỏi Nhật Bản – nơi thị trường chứng khoán tăng tốt sang một số quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Phillippines đã thu hút dòng vốn tốt thời gian qua. Thái Lan bị bán ròng liên tục nhưng đã quay trở lại mua ròng gần đây.

Nhìn chung, dòng vốn đang trở lại ASEAN. Tôi kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ trở lại Việt Nam trong tương lai gần, có thể là cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Việt Nam có nhiều câu chuyện hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài như nâng hạng, nền kinh tế tăng trưởng cao hướng đến xuất khẩu.

Khi Fed mới hạ lãi suất, các thị trường châu Á và Đông Nam Á thường có hiệu quả đầu tư thấp. Do dữ liệu lịch sử trong 3 kỳ Fed hạ lãi suất gần đây thường có suy thoái kinh tế. Song, khi Fed hạ lãi suất đến giai đoạn đủ thấp thì các thị trường này lại tăng tốt.

Do vậy, giới đầu tư đang kỳ vọng khi lãi suất hạ dòng vốn dần dần dịch chuyển và ASEAN hay các thị trường mới nổi nhận được dòng vốn. Tuy nhiên, không phải ngay bây giờ mà phải 1 đến 2 năm tới khi mặt bằng lãi suất về mức đủ hấp dẫn.

Tại Mỹ, dòng tiền vẫn đang chảy vào thị trường tiền tệ khi lãi suất duy trì mức cao bởi lợi tức ổn định cao hơn lãi suất ngân hàng, thanh khoản tốt và an toàn. Phải khi lãi suất giảm xuống mức đủ thấp thì dòng tiền ở các quỹ tiền tệ mới được rút ra từ đây.

Dự báo Fed hạ lãi suất thời gian tới đây khoảng 25 điểm cơ bản, một số bên đã đưa ra dự báo 50:50 giữa 25 điểm cơ bản và 50 điểm cơ bản.

Sau Fed hạ lãi suất thì đến giai đoạn bầu cử Tổng thống Mỹ, thị trường thường diễn biến yếu và tăng trở lại sau khi bầu cử xong.

Nhìn về trung và dài hạn, thị trường chứng khoán có nhiều dư địa để tăng trưởng trong 2 – 3 năm tới nhưng cần thận trọng để tránh nhưng biến động trong ngắn hạn.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đi lên liệu còn cần động lực nào khác ngoài Fed giảm lãi suất không?

Khi Fed hạ lãi suất thì chính sách tiền tệ của Việt Nam có nhiều dư địa để giảm lãi suất, đặc biệt là sau thảm họa bão Yagi. Qua đó, giúp doanh nghiệp dễ thở hơn, dư địa phục hồi tốt hơn.

Với một đất nước có nhiều dư địa phục hồi kinh tế như vậy thì thị trường chứng khoán chắn chắn hưởng lợi. Chứng khoán là hàn thử biểu của nền kinh tế, doanh nghiệp đầu ngành phục hồi thì cổ phiếu đi lên.

Cổ phiếu nào hưởng lợi từ xu hướng Fed giảm lãi suất?

Những doanh nghiệp đang vay nợ nhiều như bất động sản, sản xuất, xuất khẩu. Lãi suất hạ làm chi phí vốn giảm xuống giúp biên lợi nhuận lên cao hơn.

Nhìn lại chu kỳ 2012 – 2015, Fed đưa lãi suất xuống mức thấp nhất lịch sử. Việt Nam vừa có chính sách hỗ trợ lãi suất, vừa đưa ra gói hỗ trợ 30.000 tỷ. Nhờ đó, thị trường bất động sản đóng băng giai đoạn 2011 – 2012 đã phục hồi mạnh mẽ 2014 - 2016. Rất nhiều cổ phiếu BĐS thanh khoản thấp thì cải thiện nhiều và giá tăng bằng lần.

Theo ông, nhóm ngân hàng sẽ ra sao?

Khi Fed hạ lãi suất thì chắc chắn các ngân hàng sẽ hạ lãi suất theo thị trường. Nhưng nhìn lại quá khứ, giai đoạn 2015 hạ lãi suất, ngân hàng vẫn tăng trưởng tốt. Trong cơ cấu thu nhập ngân hàng hiện nay, thu nhập lãi thuần giảm, thu nhập từ dịch vụ đang cải thiện nhiều và dần chiếm tỷ trọng lớn. Mặt khác, doanh nghiệp phục hồi thì nợ xấu ngân hàng giảm, giảm trích lập dự phòng. Sức khỏe hệ thống ngân hàng càng tốt hơn.

Do vậy, kinh tế phục hồi thì tốt cho tất cả. Ngành ngân hàng là ngành xương sống của nền kinh tế nên vẫn có dư địa tốt để phục hồi.

Xem thêm

Chứng khoán Mỹ nín thở chờ thông tin Fed giảm lãi suất

Chứng khoán Mỹ nín thở chờ thông tin Fed giảm lãi suất

Ba chỉ số chính của Wall Street đã tăng hơn 1% vào thứ Hai khi giới đầu tư “săn lùng” các cơ hội mua vào sau đợt bán tháo tuần trước, đồng thời chờ đợi loạt báo cáo về lạm phát và quyết định chính sách tiếp theo của Fed trong những ngày tới…

Có thể bạn quan tâm

Cuộc “so găng” trên thị trường bán lẻ

Cuộc “so găng” trên thị trường bán lẻ

Bách Hoá Xanh sau giai đoạn tăng trưởng nóng có thể bước vào giai đoạn ổn định và bão hoà, còn WinCommerce được kỳ vọng sẽ tăng tốc mạnh mẽ từ năm 2024 và dẫn đầu về quy mô lẫn hiệu suất từ giai đoạn 2028-2029...

Giảm tỷ trọng các cổ phiếu đã mất xu hướng tăng trung hạn

Giảm tỷ trọng các cổ phiếu đã mất xu hướng tăng trung hạn

Nhà đầu tư chủ động tận dụng nhịp hồi phục trong phiên để giảm tỷ trọng các cổ phiếu đã mất xu hướng tăng trung hạn, bám sát diễn biến giao dịch trong những phiên tới để kịp thời gia tăng tỷ trọng cổ phiếu cho mục tiêu "lướt sóng" ngay khi xuất hiện tín hiệu tạo đáy ngắn hạn chắc chắn hơn...

Chứng khoán Mỹ lao dốc, giá dầu bật tăng hơn 3%

Chứng khoán Mỹ lao dốc, giá dầu bật tăng hơn 3%

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh vào thứ Sáu sau khi báo cáo việc làm “nóng” hơn dự kiến một lần nữa củng cố dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ thận trọng trong việc cắt giảm lãi suất vào năm nay…