Cổ phiếu ngân hàng: Đã qua chu kỳ tăng trưởng nóng?

Sau thời gian “gây sốt” trên thị trường chứng khoán, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã bắt đầu phân hoá, không còn tăng nóng đồng loạt và có dấu hiệu giảm rõ rệt đối với một số mã. Liệu cổ phiếu ngân hàng có tiếp tục dẫn dắt thị trường những tháng cuối năm?

Tăng theo "sóng ngành" 

Trao đổi với Thương Gia, ông Phạm Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Maybank KimEng Việt Nam cho biết, sự hấp dẫn của cổ phiếu ngân hàng trong thời gian qua chủ yếu đến từ yếu tố cơ bản như năng lực quản trị và hoạt động ổn định dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

Trong khi các ngành sản xuất kinh doanh đang rơi vào tình trạng thua lỗ, thậm chí hoạt động sản xuất kinh doanh bị đóng băng do tác động của dịch bệnh COVID-19 thì hầu hết các ngân hàng lại rất giỏi trong việc “xoay xở” kiếm tiền, với những khoản thu nhập lãi và lợi nhuận khổng lồ. Kết quả kinh doanh quý 1/2021 các ngân hàng đều ghi nhận mức tăng trưởng 75 - 80%, chất lượng tài sản được nâng cao, kế hoạch tăng trưởng khả quan...

Theo đó, “sóng” cổ phiếu ngân hàng đã được hình thành, đẩy thị giá cổ phiếu ngân hàng lên một vùng giá mới, dẫn dắt cả thị trường chứng khoán suốt một thời gian dài. So với thời điểm đầu năm, chỉ số giá cổ phiếu ngành ngân hàng đã tăng 34,4%. Đặc biệt, trong tháng 5, thị trường có 27 ngân hàng niêm yết thì giá của 27 mã cổ phiếu tương ứng đều tăng, thậm chí nhiều mã nhân đôi, nhân ba.

Đáng chú ý, ngân hàng càng nhỏ mức tăng thị giá cổ phiếu lại càng lớn, bất chấp chất lượng tài sản, số vốn hoá của những ngân hàng này đang ở mức thấp so với cùng hệ thống.

Tăng mạnh và ảo diệu nhất phải kể đến cổ phiếu BVB của Ngân hàng thương mại Bản Việt. Mặc dù ngân hàng này có quy mô gần như nhỏ nhất hệ thống, nhưng thị giá cổ phiếu BVB tăng tới hơn 95% trong vòng 1 tháng, từ mức 13.800đ/cp lên tới 26.000đ/cp (trong phiên ngày 1/6).

Hay như cổ phiếu STB của Sacombank xưa nay vốn không được chú ý nhiều, bởi ngân hàng này còn nhiều tồn đọng sau khi sáp nhập với Southern Bank với quá nhiều nợ xấu chưa xử lý được và có chất lượng tài sản thấp. Thế nhưng cổ phiếu này cũng bất ngờ tăng hơn gấp đôi giá trị ban đầu.

Nhiều nhà băng có quy mô nhỏ khác cũng ghi nhận giá cổ phiếu tăng mạnh, như SGB (+85%), VBB (+83%), PGB (+78%), SSB (+52%), NAB (+51%)...

Theo ông Phan Dũng Khánh, cổ phiếu ngân hàng hiện đang ở mức đỉnh của đỉnh. Một số ngân hàng nhỏ và chất lượng tài sản lẫn tín dụng yếu lại có mức tăng nóng mà không có cơ sở vững chắc nào là do tăng theo “sóng ngành” và không loại trừ yếu tố có những “tay to” hoặc “đội lái” đưa các ngân hàng này “ăn theo sóng”.

Nếu nhà đầu tư quan sát thị trường thời gian dài, sẽ dễ dàng nhận thấy, một số cổ phiếu nhà băng được đẩy tăng giá rất “lộ liễu”, khi các lệnh khớp trần đột ngột với khối lượng cao. Khi đó, diễn biến giá không còn phụ thuộc chính vào cung cầu thực tế trên thị trường và chính các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ phải hứng chịu rủi ro. Bởi vào thời điểm nhà đầu tư cá nhân ai cũng hưng phấn với thị trường, thậm chí full margin cũng chính là lúc tay to họ lặng lẽ thu quân.

Sẽ về đúng "giá trị thực"

Hiện áp lực xả bùng phát ở nhóm cổ phiếu ngân hàng đang ngày càng lớn. Dòng tiền bắt đầu chuyển hướng chảy sang các nhóm ngành khác như bất động sản, chứng khoán.
Hiện áp lực xả bùng phát ở nhóm cổ phiếu ngân hàng đang ngày càng lớn. Dòng tiền bắt đầu chuyển hướng chảy sang các nhóm ngành khác như bất động sản, chứng khoán.

Ông Phan Dũng Khánh cho rằng, cổ phiếu của một số ngân hàng đang được định giá cao hơn thực chất của nó. Một số ngân hàng có quy mô nhỏ có kế hoạch cơ cấu lại, mục tiêu tăng trưởng tốt hơn, nhưng đó là yếu tố trung và dài hạn, trong khi tốc độ tăng giá của những cổ phiếu này lại tính theo từng phiên. Bởi vậy, giá cổ phiếu hiện tại và chất lượng nhà băng đó hiện không có sự tương xứng, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư.

Nói về triển vọng của nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng trong những tháng cuối năm, ông Khánh đánh giá nhóm ngân hàng khó tiếp tục dẫn dắt thị trường chứng khoán trong những tháng cuối năm 2021. Bởi nhóm này đã dẫn dắt trong một chu kỳ quá dài rồi. Chỉ một số ít cổ phiếu còn dư địa tăng theo chất lượng thực sự của ngân hàng, còn lại sóng sẽ đi xuống.

Bằng chứng là sau thời gian tăng nóng, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã bắt đầu phân hoá, không còn đồng lòng cùng tăng. Ngoài ra, áp lực xả bùng phát ở cổ phiếu ngân hàng đang ngày càng lớn. Thống kê sơ bộ từ đầu năm tới ngày 4/6, khối ngoại đã bán ròng, xả mạnh cổ phiếu CTG với 5.744 tỷ đồng, tiếp sau là các mã VPB với 2.950 tỷ đồng cổ phiếu VPB, VCB với 1.800 tỷ đồng, MBB với 1.572 tỷ đồng, BID với 1.302 tỷ đồng... Dòng tiền bắt đầu chuyển hướng chảy sang các nhóm ngành khác như bất động sản, chứng khoán...

Nhiều mã ngân hàng có dấu hiệu bắt đầu chững, không tăng và quay đầu giảm. Thậm chí bất chấp hiện tượng đơ cứng của HOSE, đã có nhiều mã rơi hẳn về mức giá sàn.

“Thường với sóng dài (gần 1 năm trời) thì chu kì đỉnh và nhịp điều chỉnh của nó sẽ kéo dài 1 - 3 tháng, là thời gian để phân phối hết lượng hàng lớn. Vì vậy, trong ngắn hạn, cổ phiếu nhóm ngân hàng vẫn có dư địa tăng nhẹ”, ông Khánh nhận định.

Theo đó, ông Khánh cho rằng, thời điểm này, nhà đầu tư nên nắm giữ thay vì tập trung mua vào một cách ồ ạt. Đã qua cái thời cứ mua cổ phiếu ngân hàng là lãi, nên nhà đầu tư mới (F0) cần cân nhắc việc đầu tư cổ phiếu nhóm ngân hàng, do nhóm này đã tăng chạm đỉnh, nếu chờ tăng nữa thì phải rất dài hạn. Nhà đầu tư nào nắm giữ ngắn và trung hạn sẽ gặp bất lợi về tỷ suất lợi nhuận.

Xem thêm

Nhóm cổ phiếu ngân hàng có định giá hấp dẫn

Nhóm cổ phiếu ngân hàng có định giá hấp dẫn

Theo CTCK BIDV (BSC), ngoại trừ BID và VCB đang có mức định giá tương đối cao thì những cổ phiếu ngân hàng còn lại đang được định giá ở mức hấp dẫn, có thể là tâm điểm của thị trường trong quý IV/2019.
Cổ phiếu ngân hàng vẫn đóng vai trò dẫn dắt thị trường

Cổ phiếu ngân hàng vẫn đóng vai trò dẫn dắt thị trường

Theo báo cáo vừa công bố của Công ty chứng khoán MB (MBS), nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn đóng vai trò dẫn dắt thị trường với những thông tin hỗ trợ khá tích cực, như liên quan đến kết quả kinh doanh sớm hay việc nâng triển vọng tín nhiệm của Moody’s.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...