“Sóng” giao dịch nội bộ tại nhóm cổ phiếu ngân hàng?

Việc giá cổ phiếu nhóm ngân hàng về vùng thấp nhất 5 năm qua đang mở ra cơ hội đầu tư kéo theo sự sôi động trong giao dịch của các cổ đông lớn, cổ đông nội bộ, người có liên quan...
“Sóng” giao dịch nội bộ tại nhóm cổ phiếu ngân hàng?

Mới đây, ông Nguyễn Đức Giang, con trai ông Nguyễn Đức Vinh – Tổng Giám đốc VPBank đã mua vào hơn 10 triệu cổ phiếu VPB, giao dịch từ ngày 15/4-14/5 theo giao dịch thỏa thuận.

Trước giao dịch ông Giang không nắm giữ cổ phiếu VPB nào. Ước tính theo vùng giá cổ phiếu VPB trong thời gian thực hiện giao dịch, ông Giang đã bỏ ra khoảng 190-240 tỷ.

Cũng liên quan đến cổ phiếu VPB, bà Nguyễn Thị Thu Hằng – Giám đốc Trung tâm Tài chính kế toán kiêm Kế toán trưởng VPBank đã đăng ký bán 12.000 cổ phiếu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 25/5-23/6/2020, bán trên sàn giao dịch. Nếu giao dịch thành công, bà Hằng sẽ giảm sở hữu xuống 137.680 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 0,005% vốn điều lệ của VPBank.

Cổ phiếu VPB bật tăng khá mạnh trong gần 2 tháng trở lại đây. Chốt phiên giao dịch ngày 19/5, giá cổ phiếu VPB đứng ở mức 25.000 đồng/cp, tăng khoảng 45% so với hồi đầu tháng 4. Giá cổ phiếu VPB tăng mạnh sau thông tin về kế hoạch mua cổ phiếu quỹ, giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại ngân hàng.

Trước đó, hồi tháng 2, con trai của Chủ tịch HĐQT SHB và con trai chủ tịch ngân hàng NCB cũng đã mua vào lượng lớn cổ phiếu. Cụ thể, ông Đỗ Vinh Quang – con trai thứ 2 của ông Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch SHB đã mua thành công 35,9 triệu cổ phiếu SHB theo phương thức khớp lệnh. Ước tính theo thị giá cổ phiếu SHB trong giai đoạn thực hiện giao dịch (15/1-3/2), ông Quang có thể đã bỏ ra 215-235 tỷ đồng. Đến nay, giá trị số cổ phiếu do ông Quang sở hữu đã lên hơn 500 tỷ, tức gấp hơn 2 lần sau 3 tháng.

Trong khi đó, ông Nguyễn Trần Trung Sơn – con trai Chủ tịch HĐQT ngân hàng NCB cũng đã mua được hơn 8 triệu cổ phiếu từ ngày 24-25/2/2020.

Nhiều lãnh đạo ngân hàng cũng đã mua vào cổ phiếu trong khoảng thời gian thị trường giảm mạnh. Chẳng hạn, kế toán trưởng Vietcombank đã đăng ký mua 10.000 cổ phiếu VCB trong giai đoạn 22-26/4, khi giá chỉ ở mức 66.000-69.000 đồng/cp. Sau thời gian này, giá cổ phiếu VCB bắt đầu bật tăng trở lại và hiện giao dịch quanh mức 77.000 đồng/cp (tức tăng khoảng 12-16%).

Tại HDBank, ông Trần Hoài Nam – Phó  Tổng Giám đốc ngân hàng đã mua được 500.000 cổ phiếu HDB từ ngày 3/4-29/4, khi giá cổ phiếu dao động từ 19.500-21.500 đồng/cp. Hiện tại, cổ phiếu HDB đã tăng lên quanh mức 23.000 đồng/cp.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hữu Đặng – Phó Chủ tịch HĐQT HDBank cũng đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu, ông Phạm Văn Đẩu – Giám đốc Tài chính đăng ký mua 500 nghìn cổ phiếu, giao dịch từ ngày 20/4-19/5/2020.

Tương tự, Tổng Giám đốc ACB cũng muốn mua 350.000 cổ phiếu ACB, dự kiến thực hiện từ ngày 19/5-17/6/2020.

Cổ đông lớn của một số ngân hàng cũng đăng ký mua thêm cổ phiếu. Chẳng hạn như SCIC đã đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu MBB trong giai đoạn 16/4-15/5 nhưng không thực hiện được do biến động thị trường.

Trong khi đó, tập đoàn Sovico, cổ đông lớn của HDBank đã mua được 5,4 triệu cổ phiếu HDB từ ngày 3/4-29/4 và tiếp tục đăng ký mua vào 4,6 triệu cổ phiếu với mục đích đầu tư, dự kiến thực hiện từ 11/5-9/6/2020.

Kể từ đầu tháng 4, thị trường chứng khoán có diễn biến phục hồi, nhiều nhóm cổ phiếu tăng giá trở lại, trong đó có nhóm ngân hàng. Theo tính toán của ông Lê Quang Minh, Trưởng phòng Phân tích, CTCK Mirae Asset Việt Nam, cổ phiếu các ngân hàng hiện được giao dịch với mức P/B và P/E lần lượt là 1,3 lần và 15,3 lần, ở vùng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

Dựa trên triển vọng lợi nhuận tăng trưởng trong năm 2020 và 2021, ông Minh nhìn nhận, cổ phiếu ngân hàng đang ở mức hấp dẫn cho mục tiêu đầu tư trung hạn.

Trước đó, nhóm cổ phiếu này đã từng có nhiều nhận định sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do các ngân hàng chịu tác động của dịch bệnh Covid-19 sẽ kéo theo nợ xấu, chi phí trích lập dự phòng tăng và lợi nhuận giảm khi thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng vay vốn.

Xem thêm

Ngân hàng Nhà nước "cứu" cổ phiếu ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước "cứu" cổ phiếu ngân hàng

Sau thông tin NHNN bất ngờ giảm lãi suất điều hành, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng đã bứt phá, đặc biệt là VCB thiết lập mức đỉnh mới hỗ trợ thị trường phục hồi tích cực trong phiên giao dịch cuối tuần.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng có định giá hấp dẫn

Nhóm cổ phiếu ngân hàng có định giá hấp dẫn

Theo CTCK BIDV (BSC), ngoại trừ BID và VCB đang có mức định giá tương đối cao thì những cổ phiếu ngân hàng còn lại đang được định giá ở mức hấp dẫn, có thể là tâm điểm của thị trường trong quý IV/2019.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...