Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Sắc xanh đã trở lại, khối tự doanh mua ròng hàng trăm tỷ đồng

Trong tuần giao dịch vừa qua (30/10-3/11), thị trường chứng khoán ghi nhận 16 mã cổ phiếu ngân hàng tăng, 10 mã giảm và 1 mã đứng giá…

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Sắc xanh đã trở lại, khối tự doanh mua ròng hàng trăm tỷ đồng
Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Sắc xanh đã trở lại, khối tự doanh mua ròng hàng trăm tỷ đồng

Sau nhiều tuần liên tiếp chìm trong “sắc đỏ” thì đến tuần giao dịch vừa qua (30/10-3/11), nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng đã ghi nhận sự hồi phục lại khi có đến 16 mã tăng giá, 10 mã giảm giá và 1 mã đứng tham chiếu.

Trong đó, cổ phiếu OCB dẫn đầu đà tăng của toàn ngành với mức tăng 11% sau 5 phiên “xanh bát ngát”. Đặc biệt trong phiên giao dịch cuối tuần, cổ phiếu này tăng 5,3%, đóng cửa tuần tại mức 13.900 đồng/cổ phiếu.

Theo sau là cổ phiếu NAB và MSB với mức tăng lần lượt là 8,5% và 8,3%, tương ứng kết tuần ở mức 14.300 đồng/cổ phiếu và 13.300 đồng/cổ phiếu. Tương tự, cổ phiếu HDB cũng có mức tăng trưởng ấn tượng 6,4%, lên mức 18.350 đồng/cổ phiếu.

Trong tuần giao dịch vừa qua, loạt ngân hàng sở hữu mức vốn hóa lớn cũng ghi nhận diễn biến tích cực như: TCB (+4,9%); VCB (+4,6%); VIB (+2,8%); ACB (+2,3%)… Ngoài ra, những mã cổ phiếu tăng trưởng trong tuần qua là: KLB (+4,5%); SHB (+3,9%); NVB (+3%); PGB (+2,6%); BVB (+2,3%); BAB (+0,8%); ABB (+0,5%); SGB (+0,1%).

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu SSB của ngân hàng SeABank giảm mạnh nhất tuần qua với mức - 4,9%. Trong phiên giao dịch cuối tuần, cổ phiếu này đột ngột giảm gần chạm sàn, kết tuần tại mức 24.300 đồng/cổ phiếu. Ngoài ra, các cổ phiếu khác chỉ điều chỉnh nhẹ dưới mức 2% như: VBB (-0,2%); MBB (-0,3%); LPB (-0,3%); STB (-0,7%); CTG (-0,7%); TPB (-0,9%); BID (-1,2%); VAB (-1,9%); VPB (-2%).

Trong tuần qua chỉ có duy nhất cổ phiếu EIB của ngân hàng Eximbank đứng giá tham chiếu, đóng cửa tại mức 17.800 đồng/cổ phiếu.

Ảnh chụp Màn hình 2023-11-06 lúc 11.03.58.png
Thay đổi giá trong tuần giao dịch vừa qua (30/10-3/11)

Thanh khoản nhóm cổ phiếu ngân hàng tuần vừa rồi tiếp tục đi ngang với 576 triệu cổ phiếu được giao dịch, tương đương với giá trị đạt gần 11.500 tỷ đồng. Trong đó, STB tiếp tục dẫn đầu với thanh khoản đạt gần 2.600 tỷ đồng, cao gần gấp đôi của cổ phiếu VPB đứng kế sau đó.

Ngoài STB và VPB, chỉ còn TCB và HDB đạt thanh khoản trên 1.000 tỷ đồng tuần qua, cụ thể lần lượt là 1.095 tỷ đồng và 1.061 tỷ đồng.

Các nhà đầu tư nước ngoài giao dịch cổ phiếu ngân hàng ít nhộn nhịp hơn các tuần trước đó. Trong 5 phiên giao dịch, khối ngoại đã mua ròng 113 tỷ đồng cổ phiếu VCB, ngoài ra cũng không mua ròng mã ngân hàng nào quá 30 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, nhóm này bán ròng 77 tỷ đồng cổ phiếu VPB và 53 tỷ đồng HDB.

Trong khi đó, khối tự doanh đặt sự quan tâm vào nhóm cổ phiếu "vua" khi mua ròng vào hàng loạt mã, như 155 tỷ đồng MSB, 152 tỷ đồng HDB, 117 tỷ đồng TCB, 21 tỷ đồng STB, ...

Về những nội dung đáng chú ý trong ngành ngân hàng tuần qua, tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định cho đến thời điểm hiện tại việc điều hành lãi suất đã đạt được mục tiêu giảm lãi suất, hỗ trợ cho doanh nghiệp, hỗ trợ cho tăng trưởng tín dụng, mở rộng đầu tư cho tăng trưởng GDP trong năm nay.

Ngoài ra, Phó Thống đốc cũng nhấn mạnh: "Ngân hàng Nhà nước cũng đã đề nghị các ngân hàng thương mại bằng mọi biện pháp, kể từ nay đến cuối năm phải tiết giảm, kể cả những lãi suất cho vay trước đây để đảm bảo hỗ trợ cho doanh nghiệp".

Về vấn đề biến động nhân sự, Hội đồng quản trị ngân hàng MSB vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Phi Hùng làm Phó Tổng Giám đốc kể từ ngày 30/10. Trước đó, ông Hùng cũng từng giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc, phụ trách Khối vận hành của ngân hàng MSB.

Ngoài ra, ông Nguyễn Phi Hùng còn từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn Cầu (GPBank), Citibank Hà Nội…

Tương tự, ngân hàng Sacombank - Mã: STB vừa công bố thông tin tái bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Kim Oanh giữ chức Phó Tổng Giám đốc Khối Thị trường vốn và ngoại hối kiêm Chủ tịch Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, kể từ ngày 4/11..

Quyết định tái bổ nhiệm có hiệu lực trong thời hạn 4 năm. Trước đó, vào tháng 5/2022, bà Oanh đã được bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng Giám đốc Khối Thị trường vốn và ngoại hối.

Tính đến hết ngày 5/11, hầu hết các ngân hàng đã hoàn thiện việc công bố báo cáo tài chính quý 3 và 9 tháng đầu năm 2023. Trong 28 ngân hàng công bố kết quả kinh doanh thì chỉ có 13 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng dương.

Top 10 ngân hàng có lợi nhuận sau thuế cao nhất 9 tháng đầu năm 2023 đã lộ diện lần lượt là: Vietcombank, MB, BIDV, VietinBank, Techcombank, ACB, SHB, HDBank, VIB, VPBank.

Mặc dù phần lớn các ngân hàng đều giữ được phong độ ổn định, tuy nhiên mức tăng trưởng không quá lớn so với cùng kỳ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...