Vai trò của ngân hàng MSB trong vụ thâu tóm "đất vàng" của Vinafood 2

Chỉ trong vòng 3 năm (2014-2016), ngân hàng đã liên tục cho Vinafood 2 và Công ty Việt Hân Sài Gòn, Bất động sản Mùa Đông vay hàng nghìn tỷ đồng trong thời gian ngắn để trả nợ và "lướt sóng" đất vàng của Vinafood 2 nhằm thu lợi khủng.

Không thực hiện dự án, chỉ sử dụng Quyền sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng 4 cơ sở nhà đất tại số 33 Nguyễn Du và 34, 36, 42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh để thế chấp, nhưng các cá nhân, doanh nghiệp liên quan tới vụ án Vinafood 2 đã vay vốn được hàng nghìn tỷ đồng để thu lợi bất chính.

"LƯỚT SÓNG" ĐẤT VÀNG THU LỢI HÀNG NGHÌN TỶ ĐỒNG

Ngày 27/10, Công an thành phố Hồ Chí Minh cho biết cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với ông Huỳnh Thế Năng (cựu tổng giám đốc Vinafood 2) và ông Đinh Trường Chinh (cựu giám đốc Công ty TNHH Thương mại - quảng cáo - xây dựng - địa ốc Việt Hân) để điều tra về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Theo kết luận của các cơ quan điều tra, Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước được giao sử dụng 4 cơ sở nhà đất, tại số 33 Nguyễn Du và 34, 36, 42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, công ty này đã thực hiện chiêu thức "xẻ thịt" đất công sản bằng cách xin chủ trương, dự án khai thác đất công, sau đó mang góp vốn, hợp tác với bên ngoài và cuối cùng là thoái vốn. Đây là hành vi cố ý làm trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trước đó.

vinafood 2.jpeg
Khu "đất vàng" số 33 đường Nguyễn Du và số 34 - 36 - 42 đường Chu Mạnh Trinh (Ảnh: Thy Huệ)

Cụ thể, năm 2004, Vinafood 2 đã được các cơ quan chức năng chấp thuận phương án chuyển mục đích sử dụng đất của 4 cơ sở nhà đất trên với diện tích 6.275,5m2 từ mục đích sản xuất kinh doanh sang xây dựng cao ốc văn phòng và nhà ở cao tầng để bán và cho thuê.

Nhưng giai đoạn này Vinafood 2 gặp khó khăn nên không thực hiện được bất kỳ thủ tục đầu tư nào và phải tiếp tục xin gia hạn và được chấp thuận. Và sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tháng 2/2015, Hội đồng thành viên Vinafood 2 bất ngờ thống nhất chủ trương thay đổi phương án từ trực tiếp đầu tư dự án sang hợp tác với Công ty TNHH Thương mại - quảng cáo - xây dựng - địa ốc Việt Hân (Công ty Việt Hân) thành lập Công ty TNHH 2 thành viên để tiếp tục thực hiện dự án.

Ngày 12/11/2015, hai bên ký kết hợp đồng hợp tác theo tỷ lệ Vinafood 2 góp 20% vốn bằng toàn bộ giá trị tài sản trên đất và một phần giá trị quyền sử dụng đất của 4 cơ sở nhà, đất nêu trên, còn phía Công ty Việt Hân góp 80% bằng tiền mặt để thực hiện dự án.

Chỉ 5 ngày sau (vào ngày 18/11/2015), doanh nghiệp được thành lập có tên là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xây dựng Việt Hân Sài Gòn (Công ty Việt Hân Sài Gòn) với quy mô vốn điều lệ 800 tỷ đồng, người đại diện theo pháp luật là ông Đinh Trường Chinh.

Có nghĩa, Công ty Việt Hân phải góp tiền mặt bằng giá trị của tài sản này (sau khi được Hội đồng thẩm định giá của UBND Thành phố thẩm định và UBND Thành phố chấp thuận) nhân lên 4 lần.

Giả định tạm thừa nhận giá theo Chứng thư thẩm định giá của Công ty Cổ phần thông tin thẩm định giá miền Nam thành lập thực hiện trong năm 2015 là hơn 704 tỷ đồng, được Hội đồng thành viên của Tổng Công ty lương thực Miền Nam hành ngành tại Nghị quyết số 05/NQ-HĐTV ngày 22/12/2015 phê duyệt giá trị quyền sử dụng đất và giá trị trên đất của 4 lô đất này là 730 tỷ đồng, thì phía Công ty Việt Hân phải góp 80% bằng tiền mặt là 2.900 tỷ đồng.

Nhưng tại Hợp đồng hợp tác giữa 2 liên doanh thì bản chất sự việc thay đổi từ việc Vinafood 2 xin đem tài sản để góp vốn, chuyển thành góp vốn bằng tiền mặt: Vinafood 2 góp vốn 20% tiền mặt là 160 tỷ đồng. Việc thay đổi nội dung góp vốn này để giúp Công ty Việt Hân chỉ góp vốn 80% bằng tiền mặt là 640 tỷ đồng.

Như vậy, việc chuyển hoá tài sản của nhà nước sang tư nhân gây thất thoát lớn tài sản của nhà nước tạm tính tiền sử dụng đất của 4 cơ sở nhà đất này trong năm 2015 là khoảng trên 1.979 tỷ đồng.

Đồng nghĩa, quá trình chuyển nhượng này cho thấy 04 cơ sở “đất vàng” này đã về tay Công ty Việt Hân của đại gia Đinh Trường Chinh một cách dễ dàng, với giá siêu rẻ.

Điều đáng nói, từ đây, chỉ trong vòng 3 năm (2015-2017), 4 cơ sở nhà đất này đã bị chuyển nhượng góp vốn, "bán lướt" tới 4 lần, thu lãi về tới hàng nghìn tỷ đồng. Lần chuyển nhượng vốn góp thứ nhất diễn vào ngày 30/12/2015, Vinafood 2 ký hợp đồng bán hết phần vốn góp bằng tiền mặt 160 tỷ đồng của Tổng công ty tại Công ty Việt Hân Sài Gòn cho Công ty Việt Hân khi chưa được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Việc chuyển nhượng vốn góp lần thứ hai diễn ra chỉ sau đó 1 tháng. Cụ thể, vào ngày 30/1/2016, Công ty Việt Hân chuyển nhượng ngang giá 99% vốn góp là 729 tỷ đồng trong Công ty Việt Hân Sài Gòn cho bà Hoàng Ngọc Cẩm Hồng và chỉ giữ lại 1%.

Hai ngày sau, bà Hồng đã chuyển nhượng toàn bộ 99% vốn góp trên cho Công ty Cổ phần Bất động sản Mùa Đông (Bất động sản Mùa Đông), với giá trị chuyển nhượng trên hợp đồng tăng từ 729 tỷ đồng thành 1.980 tỷ đồng. Đây cũng là lần chuyển nhượng vốn góp thứ 3. Và với cách "lướt sóng" này, chỉ trong vòng 2 ngày, bà Hoàng Ngọc Cẩm Hồng đã đút túi tới 1.251 tỷ đồng.

Cần nhấn mạnh rằng, trong thời gian 3 ngày làm việc (từ ngày 30/1/2016 đến ngày 3/2/2016), bà Hồng sử dụng Hộ chiếu N1165213 có quốc tịch Việt Nam để nhập cảnh vào Việt Nam và thực hiện đăng ký thay đổi thành viên vốn góp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh với tư cách là công dân Việt Nam.

Điều này đã giúp cho bà Hồng không phải sử dụng các thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng khi khai thuế thu nhập thì dùng quốc tịch nước ngoài để được áp dụng thuế suất có cá nhân cư trú là 0,1% trên giá trị chuyển nhượng vốn góp để gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp và gian lận thuế thu nhập cá nhân. Trong khi, doanh nghiệp chuyển nhượng vốn góp phải chịu thuế suất là 20% của giá chuyển nhượng trừ đi giá mua và chi phí hợp lý (nếu có).

Tiếp đó, việc chuyển nhượng vốn góp lần thứ tư diễn ra vào vào ngày 24/1/2017, Công ty Việt Hân và Bất động sản Mùa Đông đã chuyển nhượng toàn bộ 100% phần vốn góp là 800 tỷ đồng là vốn điều lệ ghi trong giấy đăng ký kinh doanh cho 2 pháp nhân mới. Với giá trị chuyển nhượng ghi trong hợp đồng từ 1.980 tỷ đồng thành 2.250 tỷ đồng.

Lưu ý rằng, Công ty Cổ phần Bất động sản Mùa Đông hiện nay đã được đổi tên thành Công ty Cổ phần Bất động sản Mỹ. Doanh nghiệp này có mối quan hệ gắn kết trong hệ sinh thái Tập đoàn TNR Holdings do bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường là nhà sáng lập. Hơn thế nữa, bà Hường cũng đã từng có thời gian đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị tại Bất động sản Mùa Đông.

Tổng Công ty Lương thực miền Nam .jpeg
Tổng Công ty Lương thực miền Nam là đơn vị sở hữu 4 cơ sở nhà đất, tại số 33 Nguyễn Du và 34, 36, 42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

SỰ GÓP SỨC CỦA NGÂN HÀNG

Dù được phê duyệt các hồ sơ để thực hiện dự án, nhưng trong suốt 7 năm (từ tháng 11/2008 đến năm 2015), Vinafood 2 đã không thể triển khai được dự án. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này khả năng tài chính của Vinafood 2 yếu kém, hoạt động ngày càng khó khăn, lỗ tăng, tài chính yếu kém.

Thay vào đó, công ty này chỉ sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng 4 cơ sở nhà đất tại số 33 Nguyễn Du và 34, 36, 42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh để thế chấp đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cùng một lúc tại một ngân hàng cho các công ty thành viên có cùng mục đích sử dụng vốn vay giống nhau. Tổng số tiền vay là 850 tỷ đồng.

Vai trò của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB) trong vụ án thâu tóm “đất vàng” của Vinafood 2 cũng khá quan trọng. Vì chỉ trong 3 năm, các đại gia đã cực kỳ dễ dàng thâu tóm rồi chuyển nhượng được "đất vàng" này với giá trị tăng lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Điều đáng nói, việc chuyển nhượng này đều được thanh toán sòng phẳng một cách cực kỳ nhanh chóng.

Cụ thể, trong vụ chuyển nhượng vốn góp lần thứ hai diễn ra vào ngày 30/1/2016, Công ty Việt Hân chuyển nhượng ngang giá 99% vốn góp là 729 tỷ đồng trong Công ty Việt Hân Sài Gòn cho bà Hoàng Ngọc Cẩm Hồng và chỉ giữ lại 1%.

Để thực hiện được vụ chuyển nhượng này, vào ngày 15/2/2016, bà Hồng đã ký lập 9 ủy nhiệm chi tại Ngân hàng MSB, với tổng số tiền 792 tỷ đồng/9 ủy nhiệm chi để chuyển tiền từ tài khoản của bà tại Ngân hàng MSB vào tài khoản của Công ty Việt Hân cũng tại ngân hàng này.

Nội dung là “Chuyển một phần tiền theo hợp đồng chuyển nhượng vốn góp ngày 30/01/2016” (mua 99% vốn góp 792 tỷ đồng trong Công ty Việt Hân Sài Gòn).

Đáng chú ý, mặc dù, bà Hồng ký lập 9 ủy nhiệm vào ngày 15/2/2016, nhưng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an tại Văn bản số 1196/QLXNC-P5 vào ngày 24/4/2019 đã xác nhận bà Hoàng Ngọc Cẩm Hồng đã xuất cảnh trước đó 5 ngày, từ ngày 10/2/2016.

Ngoài ra, Ngân hàng MSB cũng đã thực hiện giải ngân ngay trong ngày 4/2/2016. Có lẽ, trong ngành ngân hàng, hiếm có ngân hàng nào đủ "tự tin" để giải ngân lập tức 1 số tiền lớn như MSB.

Tiếp đó, trong vụ chuyển nhượng vốn góp thứ ba, bà Hồng đã chuyển nhượng toàn bộ 99% vốn góp trên cho Công ty Cổ phần Bất động sản Mùa Đông với giá trị chuyển nhượng lên đến 1.980 tỷ đồng.

Để thực hiện vụ chuyển chuyển nhượng nay, trong cùng một ngày bà Hồng ký 9 uỷ nhiệm chi, Công ty Cổ phần Bất động sản Mùa Đông lập 20 ủy nhiệm chi (có một số ủy nhiệm chi có cùng nét chữ của 9 ủy nhiệm chi do bà Hoàng Ngọc Cẩm Hồng nêu trên) với tổng số tiền là 1.683 tỷ đồng chuyển tiền từ tài khoản của Công ty Cổ phần Bất động sản Mùa Đông vào tài khoản của bà Hoàng Ngọc Cẩm Hồng cũng tại Ngân hàng MSB.

Với nội dung “Chuyển tiền mua phần vốn góp tại Công ty Việt Hân Sài Gòn theo HĐCN phần vốn góp số 03/2016 HĐCNvG/VH-SG ngày 2/2/2016” (mua 99% vốn góp không ngang giá 1.683 tỷ đồng trong Công ty Việt Hân Sài Gòn).

Tuy nhiên, khi lần theo hợp đồng vay vốn giữa Ngân hàng MSB và Công ty Cổ phần Bất động sản Mùa Đông, phóng viên nhận thấy rằng vụ mua bán, chuyển nhượng giữa Công ty Việt Hân Sài Gòn với bà bà Hoàng Ngọc Cẩm Hồng và Bất động sản Mùa Đông đã có sự sắp xếp từ trước.

Vì trước đó, vào ngày 4/2/2016, Ngân hàng MSB và Công ty Cổ phần Bất động sản Mùa Đông đã ký kết Hợp đồng cho vay số 042/2016/HĐCV, tổng số tiền được vay là 1.683 tỷ đồng. Mục đích để tài trợ cho Công ty Cổ phần Bất động sản Mùa Đông mua 99% vốn góp trong Công ty Việt Hân Sài Gòn của bà Hoàng Ngọc Cẩm Hồng.

vinafood 2..jpeg
"Đất vàng" của Vinafood 2 đang bị thanh tra

Cũng liên quan tới ngân hàng này, vào ngày 29/4/2016, ông Đinh Trường Chinh, Chủ tịch HĐTV là đại diện theo pháp luật của Công ty Việt Hân Sài Gòn đã ký Hợp đồng thế chấp với Ngân hàng MSB, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Hợp đồng không số).

Được chứng nhận tại Phòng công chứng số 7, số 09143 ngày 6/5/2016 bằng Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất của 04 cơ sở nhà đất này có tổng giá trị tài sản đảm bảo là 2.043 tỷ đồng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho Công ty Cổ phần Bất động sản Mùa Đông theo Hợp đồng cho vay số 042/2016/HĐCV.

Tổng số tiền được vay là 1.683 tỷ đồng. Mục đích vay là tài trợ vốn cho Công ty Cổ phần Bất động sản Mùa Đông của bà Hoàng Ngọc Cẩm Hồng trong Công ty Việt Hân Sài Gòn. Ngày 24/1/2017, Công ty Cổ phần Bất động sản Mùa Đông trả hết nợ gốc và lãi cho MSB.

Sau thương vụ hời to này, Công ty Việt Hân và Bất động sản Mùa Đông đã chuyển nhượng toàn bộ 100% phần vốn góp là 800 tỷ đồng là vốn điều lệ ghi trong giấy đăng ký kinh doanh cho 2 pháp nhân mới với giá trị chuyển nhượng ghi trong hợp đồng từ 1.980 tỷ đồng thành 2.250 tỷ đồng.

Như vậy, có thể thấy, với sự góp sức cho vay nóng hàng nghìn tỷ đồng của ngân hàng MSB, bà Hoàng Ngọc Cẩm Hồng, Công ty Việt Hân và Công ty Cổ phần Bất động sản Mùa Đông đã kịp “lướt sóng” nhanh chóng các thương vụ béo bở từ đất vàng của Vinafood để thu lợi bất chính.

Không chỉ có vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin, Công ty Việt Hân Sài gòn sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập nhiều hồ sơ vay bằng dự án đầu tư khống (dự án không tồn tại) để thế chấp đảm bảo nhiều nhiều khoản vay vốn trực tiếp tại một ngân hàng khác hoặc đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cùng một lúc cho các pháp nhân khác thực hiện các dự án khác.

Xem thêm

Thêm nghề, đổi tướng, Vinafood 2 liệu có đổi vận?

Thêm nghề, đổi tướng, Vinafood 2 liệu có đổi vận?

Trong bối cảnh tình hình kinh doanh liên tục thua lỗ, Tổng công ty Lương thực miền Nam đã bầu ông Võ Thanh Hà, sếp cũ Sabeco lên làm Chủ tịch HĐQT và bổ sung thêm nghề kinh doanh bất động sản. Liệu rằng, với những thay đổi này, Vinafood 2 có đổi vận?
"Mánh" bán đất giá rẻ của Vinachem, Vinataba, Vinafood 2

"Mánh" bán đất giá rẻ của Vinachem, Vinataba, Vinafood 2

Các đơn vị này được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhưng không trực tiếp triển khai dự án mà góp vốn với các đối tác bên ngoài, sau đó bán đứt đất dự án dưới danh nghĩa thoái vốn. Đáng chú ý, các đố

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng Sacombank tháng 12/2024: Đi ngang so với cùng kỳ

Lãi suất huy động ngân hàng Sacombank tháng 12/2024: Đi ngang so với cùng kỳ

Trong tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…