Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Pháp lý bất động sản được tháo gỡ, tín dụng sẽ tăng theo

Đây là phát biểu của bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV sáng ngày 1/11…

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hồng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hồng

Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại phiên thảo luận, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, năm 2023 tiếp tục là một năm đầy khó khăn thách thức vì kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, hết khó khăn này lại đến khó khăn khác.

Đặc biệt khi chính sách tiền tệ phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ như kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, giảm mặt bằng lãi suất, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

“Ngân hàng Nhà nước đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và bám sát diễn biến tình hình để chủ động tâm thế ứng phó linh hoạt, thực hiện đồng bộ các giải pháp và công cụ chính sách tiền tệ với liều lượng hợp lý để đóng góp chung vào thành công chung của nền kinh tế”, Thống đốc chia sẻ.

Về điều hành tín dụng, bà Hồng cho rằng, tiếp cận tín dụng là vấn đề được các đại biểu quan tâm nhiều nhất không chỉ ở một kỳ họp Quốc hội mà ở nhiều kỳ họp.

Bởi nội tại của nền kinh tế, nhu cầu đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào vốn tín dụng của ngân hàng và dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam thuộc mức cao trong các nước cao nhất thế giới. Vì thế, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều giải pháp điều hành chính sách tiền tệ cả bên cung vốn tín dụng và bên cầu vốn tín dụng.

Đối với bên cung tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra chỉ tiêu, định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm là 14% và đến gần giữa năm đã phân bổ và thông báo cho tất cả các tổ chức tín dụng trong toàn hệ thống với chỉ tiêu khoảng 14%. Ngân hàng Nhà nước cũng đã điều hành linh hoạt hỗ trợ thanh khoản của hệ thống để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thúc đẩy tăng nguồn cung tín dụng cho nền kinh tế.

Đối với chính sách bên cầu, mặc dù lãi suất thế giới tăng cao nhưng Ngân hàng Nhà nước cũng mạnh dạn điều chỉnh 4 lần giảm lãi suất điều hành để định hướng đưa mặt bằng lãi suất của các khoản cho vay mới giảm khoảng 2% so với cuối năm 2022.

Nếu tính cả những khoản dư nợ của các khoản cho vay cũ và vay mới giảm khoảng 1% so với năm 2022 và so với trước đại dịch Covid-19 đã bằng, thậm chí giảm hơn, với khoảng 0,3%.

“Thời gian qua, Tổ công tác cũng như Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã nhận diện được khoảng 70% nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó là về pháp lý. Hiện nay các bộ, các ngành và các địa phương đang quyết liệt để thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn này. Khi những yếu tố về pháp lý được tháo gỡ thì chắc chắn tín dụng sẽ được tăng theo”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bày tỏ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...