Cổ phiếu NVL giảm sàn 5 phiên liên tiếp, Novaland giải trình "nhẹ nhàng"

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland) vừa có công văn giải trình về việc giá cổ phiếu NVL giảm sàn 5 phiên giao dịch liên tiếp.

Novaland cho biết, giá cổ phiếu NVL giảm trong thời gian gần đây do yếu tố tâm lý trên thị trường chứng khoán và bị tác động bởi nhiều điều kiện kinh tế vĩ mô.

Trên thị trường, cổ phiếu NVL vẫn không ngừng lao dốc sau 5 phiên liên tiếp giảm kịch sàn, dư bán hàng chục triệu đơn vị. Cập nhật đến 10h30' ngày 10/11, NVL tiếp tục giảm sàn xuống 44.950 đồng/cp, khối lượng dư bán sàn lên tới gần 27 triệu đơn vị. Như vậy, cổ phiếu NVL đã mất gần 40% sau hơn 10 phiên giao dịch.

cổ phiếu NVL
Trên thị trường, cổ phiếu NVL vẫn không ngừng lao dốc sau 5 phiên liên tiếp giảm kịch sàn

Ngày hôm qua, ông Bùi Cao Nhật Quân - con trai ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT CTCP NovaGroup ra thông báo mua thành công 2 triệu cổ phiếu NVL từ ngày 14/10 đến 3/11. Lượng cổ phiếu NVL ông Quân nắm giữ lên hơn 83 triệu đơn vị, tương đương 4,269% vốn.

Trong một diễn biến liên quan, ngày hôm qua (9/11), Chứng khoán Mirae Asset vừa có thông báo hạ tỷ lệ cho vay ký quỹ (margin) đối với cổ phiếu NVL từ 40% xuống 30% . Đây là lần thứ 2 công ty chứng khoán này hạ tỷ lệ cho vay margin đối với cổ phiếu NVL. Trước đó ngày 7/11, tỷ lệ cho vay margin đã bị hạ từ 50% xuống 40%.

Mới đây, Novaland cũng hủy không phát hành 482 triệu cổ phiếu để tăng vốn cổ phần. Nguyên nhân là do phương án phát hành không còn phù hợp với tình hình công ty.

Xem thêm

NovaGroup bảo lãnh cho Novaland vay hơn 587 tỷ đồng

NovaGroup bảo lãnh cho Novaland vay hơn 587 tỷ đồng

Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland – Mã chứng khoán: NVL) vừa công bố Nghị quyết của HĐQT về việc phê duyệt 2 khoản vay với trị giá hơn 587 tỷ đồng, đồng thời rót thêm 350 tỷ vào Công ty TNHH Bất động sản Gia Đức.
Tập đoàn Novaland bác bỏ tin đồn trên mạng xã hội

Tập đoàn Novaland bác bỏ tin đồn trên mạng xã hội

Tập đoàn Novaland khẳng định những tin đồn liên quan đến các dự án của doanh nghiệp và việc cắt ghép một văn bản “cầu cứu” của tập đoàn từ năm 2020 là sai sự thật, gây tâm lý hoang mang cho CBNV, khách hàng và các nhà đầu tư.

Có thể bạn quan tâm