Cổ phiếu Tân Tạo: Từ 'ngôi sao' một thời đến bước đường cùng trên thị trường chứng khoán

Với việc bị đình chỉ giao dịch ngay khi vừa 'cập bến' UPCoM, cổ phiếu ITA rơi vào tình trạng không có thanh khoản. Điều này đồng nghĩa với việc các cổ đông đang mắc kẹt mà không thể giao dịch cổ phiếu của mình...

Cổ phiếu Tân Tạo: Từ 'ngôi sao' một thời đến bước đường cùng trên thị trường chứng khoán

Một thời được xem là cổ phiếu đáng giá trên sàn, giờ đây mã ITA của Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (Tân Tạo) đã chính thức rời sàn niêm yết, trôi dạt về thị trường UPCoM với mức giá tham chiếu chỉ 2.300 đồng/cổ phiếu. Nhưng ngay cả khi được chấp thuận giao dịch tại đây, ITA vẫn không thoát khỏi vòng xoáy pháp lý khi tiếp tục bị đình chỉ.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) xác nhận rằng cổ phiếu ITA sẽ được giao dịch trên UPCoM từ ngày 13/2/2025. Tuy nhiên, HNX cũng ra quyết định đình chỉ giao dịch do Tân Tạo bị hủy niêm yết bắt buộc vì vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin. Đây là kết cục được dự báo từ trước sau hàng loạt động thái cảnh báo từ cơ quan quản lý.

Trước đó, vào ngày 17/1/2025, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã ra quyết định hủy niêm yết hơn 938 triệu cổ phiếu ITA. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 4/2/2025, sau khi mã này đã bị đình chỉ giao dịch từ cuối tháng 9/2024.

Điều đáng nói, HoSE đã nhiều lần yêu cầu Tân Tạo khắc phục tình trạng vi phạm công bố thông tin nhưng không nhận được phản hồi tích cực.

Theo HoSE, công ty chưa thực hiện hàng loạt nghĩa vụ công bố thông tin quan trọng, gồm: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 (hạn chót 30/3/2024); báo cáo thường niên năm 2023 (hạn chót 20/4/2024); báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024 (hạn chót 29/8/2024) và quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án Nhân dân TP.HCM.

Tân Tạo đã gửi văn bản xin tạm hoãn công bố các báo cáo trên với lý do bất khả kháng. Tuy nhiên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã liên tục yêu cầu công ty cung cấp tài liệu chứng minh, nhưng đến nay vẫn không nhận được bất kỳ bằng chứng nào thuyết phục.

Từng là một trong những mã cổ phiếu hoàng kim, với giá trị vốn hóa đáng kể trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhưng giờ đây, ITA lại rơi vào cảnh bị loại khỏi sàn niêm yết chính thức và bị đình chỉ ngay cả khi về UPCoM.

Không chỉ vi phạm công bố thông tin, Tân Tạo còn gây chú ý khi liên tục gửi kiến nghị đến HoSE yêu cầu đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo trong năm 2024, nhưng không lần nào được chấp thuận. Công ty đưa ra lý do không thể tìm được kiểm toán viên để xác nhận báo cáo tài chính?

Tân Tạo cho biết họ đã tiếp cận 30 công ty kiểm toán nhưng đều bị từ chối hợp tác. Điều này khiến doanh nghiệp không thể hoàn tất báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 và bán niên 2024, dẫn đến hàng loạt hệ lụy trên thị trường.

Tân Tạo gắn liền với cái tên Đặng Thị Hoàng Yến, người sau này đổi tên thành Maya Dangelas. Theo tài liệu từ năm 2023, bà Dangelas hiện mang quốc tịch Mỹ và có địa chỉ thường trú tại Houston, Texas. Sự vắng bóng của bà trên thương trường Việt Nam những năm gần đây càng khiến giới đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai của ITA?

Theo báo cáo tài chính quý 4/2024 do chính Tân Tạo tự lập, tổng tài sản của công ty đạt 12.631 tỷ đồng vào cuối năm 2024, trong khi vốn chủ sở hữu ở mức 10.687 tỷ đồng. Dù con số này có vẻ ấn tượng, nhưng tình hình kinh doanh lại cho thấy một bức tranh khác.

Năm 2024, doanh thu của Tân Tạo đạt 510 tỷ đồng, giảm 11% so với năm trước. Đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế chỉ còn 115 tỷ đồng, sụt giảm đến 44% so với năm 2023. Những con số này phản ánh rõ nét sự đi xuống của doanh nghiệp, trong bối cảnh khó khăn về tài chính và pháp lý ngày càng đè nặng.

Xem thêm

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Hội nghị đối thoại tại Hong Kong, tháng 4/2025

Thêm tín hiệu tích cực cho tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán

Trong chương trình công tác tại Hong Kong, Trung Quốc (từ ngày 07/4 - 10/4/2025), Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Thị trường tài chính chứng khoán châu Á (ASIFMA) tổ chức Hội nghị Đối thoại với các nhà đầu tư tổ chức quốc tế tại Hong Kong. Đây là hoạt động duy trì đối thoại, chia sẻ, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục giữa cơ quan quản lý chứng khoán và các thành viên thị trường, các nhà đầu tư trong nước, quốc tế, các định chế tài chính và tổ chức cung cấp ch

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...