Cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp, TTE nói nằm ngoài sự kiểm soát của công ty

Trong 5 phiên giao dịch từ ngày 11/6/2024 đến ngày 17/6/2024, cổ phiếu TTE của Công ty Cổ phần Đầu tư Năng lượng Trường Thịnh liên tiếp tăng trần, công ty đã có giải trình về vấn đề này…

Công ty Cổ phần Đầu tư Năng lượng Trường Thịnh giải trình về việc cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp
Công ty Cổ phần Đầu tư Năng lượng Trường Thịnh giải trình về việc cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp

Mới đây, Công ty Cổ phần Đầu tư Năng lượng Trường Thịnh (mã chứng khoán: TTE) đã có công văn giải trình về việc giá cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp.

Cụ thể, trong 5 phiên giao dịch từ ngày 11/6/2024 đến ngày 17/6/2024, cổ phiếu TTE liên tục tăng trần từ 9.810 đồng/cổ phiếu lên mức 12.700 đồng/cổ phiếu. Theo ước tính, cổ phiếu TTE đã bật tăng 77,2% chỉ trong 5 phiên.

Tính đến hiện tại, kết thúc phiên giao dịch ngày 18/6, cổ phiếu TTE tiếp tục tăng kịch trần 6,69% lên mức 13.550 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của doanh nghiệp cũng tăng lên hơn 386 tỷ đồng. Tuy nhiên, thanh khoản của cổ phiếu ở mức thấp, chỉ vài nghìn đơn vị mỗi phiên.

anh-chup-man-hinh-2024-06-18-luc-160949-4293.png
Thị giá cổ phiếu TTE trong thời gian gần đây

Giải trình về vấn đề này, Năng lượng Trường Thịnh cho biết cổ phiếu TTE đã tăng tích cực trong các phiên từ ngày 11/6/2024 đến ngày 17/6/2024 do cung cầu của thị trường, quyết định mua, bán cổ phiếu do các nhà đầu tư quyết định, nằm ngoài sự kiểm soát của công ty.

Trái ngược với diễn biến tăng trần của cổ phiếu, tình hình kinh doanh quý 1/2024 của Năng lượng Trường Thịnh lại đi lùi khi ghi nhận doanh thu thuần vụ đạt hơn 34 tỷ đồng, giảm 13,4% so với cùng kỳ năm trước do sự sụt giảm từ doanh thu bán điện.

Trong khi đó, giá vốn hàng bán tăng lên 14 tỷ đồng đã kéo lùi lợi nhuận gộp của công ty xuống còn 19,9 tỷ đồng, giảm 22,5% so với con số 25,7 tỷ đồng cùng kỳ quý 1/2023.

Đáng chú ý, doanh thu hoạt động tài chính trong quý vừa qua tăng vọt gấp 378,6 lần, lên mức 3,6 tỷ đồng, tuy nhiên vẫn không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm về doanh thu.

Kết quả, Năng lượng Trường Thịnh ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 2,4 tỷ đồng trong quý 1/2024, giảm 25,1% so với cùng kỳ.

Năm 2024, Năng lượng Trường Thịnh lên kế hoạch kinh doanh với doanh thu hợp nhất đạt 143 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 17,4 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý đầu tiên của năm 2024, Năng lượng Trường Thịnh đã thực hiện được 23,8% kế hoạch doanh thu và 16,1% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Tính đến ngày 31/3/2024, quy mô tài sản của Năng lượng Trường Thịnh đạt khoảng 1.205 tỷ đồng, chiếm phần lớn là tài sản dài hạn với 939,7 tỷ đồng, còn lại 66,2 tỷ đồng là tài sản ngắn hạn.

Bên cạnh đó, tổng số nợ phải trả là 882,3 tỷ đồng, chủ yếu là vay và nợ thuê tài chính dài hạn với 555,7 tỷ đồng và các khoản phải trả dài hạn 176,1 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tại thời điểm kết thúc quý 1/2024 đạt khoảng 323,5 tỷ đồng, gần như đi ngang so với thời điểm đầu năm 2024. Như vậy, tổng số nợ phải trả cao gấp 2,7 lần vốn chủ sở hữu và chiếm 73,2% nguồn vốn của doanh nghiệp.

Một thông tin đáng chú ý khác, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Năng lượng Trường Thịnh đã thông qua kế hoạch cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Phương (VPG) mua cổ phần dẫn đến sở hữu trên 25% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết của TTE thông qua hình thức khớp lệnh hoặc thoả thuận mà không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai. Giao dịch dự kiến được thực hiện trong năm 2024.

Cụ thể, danh sách cổ đông dự kiến chuyển nhượng cổ phần cho Đầu tư Việt Phương gồm 11 người, sở hữu hơn 11,6 triệu cổ phiếu, tương ứng 40,92% vốn tại Năng lượng Trường Thịnh.

Năng lượng Trường Thịnh cho biết, vấn đề này đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 thông qua, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau nên việc chuyển nhượng đến nay vẫn chưa thực hiện và tiếp tục triển khai trong năm 2024.

Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Phương tiền thân là Công ty TNHH Thương mại, Đầu tư và Du lịch Việt Phương, được thành lập ngày 5/1/1996 với lĩnh vực kinh doanh chính là bất động sản và vận tải hành khách công cộng.

Từ năm 2016 đến nay, Việt Phương đẩy mạnh khai khoáng và tham gia vào dược phẩm y tế; đầu tư xây dựng nhà máy chế biến bột thạch anh ít sắt chất lượng cao tại tỉnh Thừa Thiên Huế; ký hợp đồng khai thác và chế biến quặng Bauxit với Lào; đầu tư lĩnh vực dược phẩm, trở thành cổ đông chiến lược của Vinapharm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...