Cổ phiếu TPBank “xanh mướt” ngày chào sàn

Chào sàn vào đúng ngày không thuận lợi khi chỉ số VN-Index tiếp tục đà giảm trong hơn 1 tuần nay, tuột mốc 1.100 điểm. Tuy nhiên, kết thúc phiên giao dịch cổ phiếu TPB đứng ở mức 32.450 đồng/cp, tăng
Cổ phiếu TPBank “xanh mướt” ngày chào sàn

Ngày 19/4, Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) công bố và trao quyết định niêm yết, chào mừng ngày giao dịch đầu tiên 555 triệu cổ phiếu TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank).

Giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên là 32.000/cổ phiếu, tương ứng giá trị vốn hóa khi chào sàn đạt gần 17.760 tỷ đồng tức khoảng 800 triệu USD.

Trong phiên ATO,  cổ phiếu TPB tăng lên 35.000 đồng /cổ phiếu , nhưng sau cũng chỉ có thể giữ sắc xanh nhẹ. 

Chốt phiên giao dịch hôm nay, giá cổ phiếu TPB đứng ở mức 32.450 đồng/cp, tăng 1,4%; khối lượng khớp lệnh đạt 7,3 triệu đơn vị. Với mức giá này, giá trị vốn hóa của TPB đạt quy mô 18.000 tỷ đồng, nằm trong nhóm 25 mã có mức vốn hóa lớn nhất trên sàn HOSE.

Cổ phiếu này dẫn đầu thanh khoản trên HoSE trong bối cảnh thị trường ảm đạm trong phiên giao dịch ngày 19/4.

TPB trở thành mã cổ phiếu ngân hàng thứ 9 góp mặt tại sàn chứng khoán TP HCM, đồng thời đưa vốn hóa nhóm cổ phiếu "vua" trên sàn này lên khoảng 905.000 tỷ đồng, tương đương 22% tổng quy mô các chứng khoán niêm yết trên HoSE.

Trong năm 2017, cổ phiếu TPB đã là một hiện tượng tăng giá và giao dịch khá sôi động trên thị trường tự do (OCT), với nhiều giao dịch ghi nhận thành công cuối năm qua từ 27.000 - 28.000 đồng/cổ phiếu. Với việc niêm yết chính thức, áp lực chốt lời từ hoạt động gom mua tích tụ trên OTC trước đó là rõ ràng.

Đáng chú ý, đây là cổ phiếu của một ngân hàng thương mại từng có mức giá chỉ khoảng 5.000 - 7.000 đồng/cổ phiếu trong giai đoạn tái cơ cấu từ 2012 - 2015. Đến 8/2016 được đánh dấu với mức giá tham khảo 13.800 đồng/cổ phiếu, qua thương vụ Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đầu tư. Và đến tháng 12/2017 là mức khoảng 30.000 đồng/cổ phiếu, trong thương vụ quỹ đầu tư của Hà Lan PYN Elite Fund rót 40 triệu USD.

Phát biểu tại lễ chào sàn, ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT TPBank chia sẻ: “Nếu cách đây 5 năm khó ai có thể tin tưởng nghĩ rằng TPBank có được thành công như ngày hôm nay. Từ một ngân hàng mất một nửa vốn điều lệ vào năm 2012, với chỉ 500 cán bộ nhân viên, 10 chi nhánh, nợ xấu trên 6%. Sau 5 năm tái cơ cấu, TPBank đã có tổng tài sản gấp 10 lần trước tái cơ cấu, đạt 130 nghìn tỷ đồng; số lượng nhân viên cũng gâp 10 lần. Lợi nhuận năm 2017 trên 1.200 tỷ đồng, gấp 10 lần năm 2012”.

Theo lãnh đạo TPBank, ngân hàng đã%

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...