Cổ phiếu VIE của Viteco có khả năng bị huỷ bỏ niêm yết

Cổ phiếu VIE của Công ty CP Công nghệ Viễn thông Viteco có khả năng bị huỷ bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định tại đểm h khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP là do báo cáo tài chính trong 3 năm từ 2019, 2020 và 2021 có ý kiến kiểm toán ngoại trừ.
Cổ phiếu VIE của Viteco có khả năng bị huỷ bỏ niêm yết

HNX cho biết, đơn vị sẽ xem xét tiến hành huỷ bỏ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu VIE theo quy định.

Trước đó, VITECO công bố Báo cáo tài chính năm 2021 với doanh thu thuần giảm 17% so với năm 2020, xuống còn 22 tỷ đồng. Nhờ giá vốn giảm 23% và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 33%, lợi nhuận ròng của Công ty vẫn tăng mạnh, gấp hơn 30 lần năm trước.

Lý giải về biến động lợi nhuận trong năm 2021, Công ty cho biết do thực hiện tốt các hợp đồng có tỷ suất lợi nhuận cao đã ký, đồng thời thực hiện công tác cắt giảm chi phí trong thời gian dịch bệnh.

Viễn thông Viteco hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thiết bị, linh kiện điện tử viễn thông. Lợi nhuận giảm dần từ mức 1,6 tỷ đồng năm 2017 về 62 triệu đồng năm 2020. Năm 2021, VIE đặt mục tiêu doanh thu hơn 35 tỷ đồng nhưng dự kiến lỗ 265 triệu đồng.

So với kế hoạch đã đề ra, Công ty chưa hoàn thành mục tiêu doanh thu nhưng lại thu được lợi nhuận ngoài mong đợi. Tổng lỗ lũy kế của VIE tại thời điểm ngày 31/12/2021 còn hơn 5,1 tỷ đồng.

Tại Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2021 của VITECO, kiểm toán viên có ý kiến ngoại trừ đối với số dư nợ phải trả người bán và phải trả, phải nộp ngắn hạn khác của VIE tại ngày 31/12/2021, với số tiền lần lượt hơn 2,78 tỷ đồng và 522 triệu đồng.

Ngoài ra, kiểm toán cũng có ý kiến ngoại trừ đối với khoản công nợ phải thu đã quá hạn thanh toán của VIE, với số tiền lần lượt gần 2,4 tỷ đồng (tại ngày 31/12/2020) và 992 triệu đồng (tại ngày 31/12/2021).

Kiểm toán đánh giá, nếu Công ty thực hiện trích dự phòng nợ phải thu khó đòi theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam thì trên bảng cân đối kế toán, tại ngày 31/12/2021, khoản mục dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi sẽ tăng lên số tiền gần 992 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sẽ giảm đi số tiền tương ứng. Trong năm, chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ tăng lên số tiền gần 992 triệu đồng và tổng lợi nhuận trước thuế sẽ giảm đi số tiền tương ứng.

Bên cạnh đó, tổng giá trị hàng tồn kho chậm luân chuyển có giá trị sổ sách lần lượt là khoản 3,6 tỷ đồng (tại ngày 31/12/2020) và 3,8 tỷ đồng (tại ngày 31/12/2021) đã được Công ty trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho khoản 133 triệu đồng.

Tuy nhiên, kiểm toán không thể thực hiện được các thủ tục kiểm toán cần thiết nào để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về tính giá trị của hàng tồn kho tại ngày 31/12/2021. Do đó, kiểm toán không thể xác định được liệu có cần thiết điều chỉnh số liệu trên báo cáo tài chính liên quan đến số dư hàng tồn kho và các khoản mục khác trên báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc cùng ngày.

Giải trình cho các vấn đề trên, VITECO cho biết, trong năm 2021, Công ty đã xử lý, giải quyết những tồn đọng của năm cũ và đang thực hiện các biện pháp tích cực để thu hồi các khoản công nợ, tuy nhiên, chưa thể đối chiếu được đầy đủ với các đối tác.

Đối với khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi tăng thêm trong năm 2021, Công ty dự kiến thu hồi được trong năm 2022.

Về các khoản phải thu, phải trả khác đa số là số dư công nợ của CBCNV đã từng làm việc tại Công ty nhưng hiện đã nghỉ việc hoặc chuyển công tác nhưng chưa thực hiện công tác đối chiếu công nợ.

Riêng, các khoản công nợ phải thu tồn đọng như kiểm toán nêu trên chưa có đủ hồ sợ căn cứ để trích lập dự phòng. Do đó Công ty chưa xem xét việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi cho các khoản công nợ này.

Trên thị trường, cổ phiếu VIE của Viễn thông Viteco trong năm vừa qua cũng đã có những phiên vượt mệnh giá, nhưng duy trì không lâu. Chốt phiên giao dịch ngày 10/3, cổ phiếu VIE bất ngờ tăng trần lên mức 11.400 đồng/cổ phiếu. Phiên sáng ngày 11/3, VIE tiếp tục tăng lên mức 12.000 đồng/cp, tăng 27.66% trong tuần qua.

Xem thêm

Hà Nội: 4 giải pháp thúc đẩy mở cửa du lịch

Hà Nội: 4 giải pháp thúc đẩy mở cửa du lịch

Để đồng hành cùng các doanh nghiệp du lịch cũng như các cá nhân hoat động trong lĩnh vực du lịch, Sở Du lịch Hà Nội đã có các biện pháp hỗ trợ, đồng hành, thúc đẩy để khi du lịch mở cửa thời gian tới.
Phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 326/QĐ-TTg phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025.

Có thể bạn quan tâm