Cổ phiếu Vietjet quay đầu giảm liên tiếp sau "sự cố" bikini

Sau nhiều phiên tăng trần ấn tượng, cổ phiếu Vietjet (VJC) quay đầu lao dốc sau khi hãng hàng không này sử dụng người mẫu diện bikini đón đội tuyển U23 Việt Nam.
Cổ phiếu Vietjet quay đầu giảm liên tiếp sau "sự cố" bikini

Thị trường chứng khoán cuối năm 2017 tới đầu năm 2018 luôn ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng của cổ phiếu Vietjet (VJC) của nữ tỷ phú đô la Nguyễn Thị Phương Thảo.

Chỉ trong vòng 6 tháng vừa qua, VJC đã tăng hơn gấp đôi về thị giá từ mức 90.000 đồng/cổ phiếu vào tháng 8/2017 lên xấp xỉ 190.000 đồng/cổ phiếu hiện nay.

Đáng chú ý, chỉ trong 3 phiên giao dịch ngày 19, 22 và ngày 25/1, cổ phiếu VJC đã tăng trần liên tục tổng cộng thêm 36.600 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu này liên tục phá đỉnh thị giá kể từ khi niêm yết đến nay.

Cổ phiếu Vietjet tăng mạnh đã giúp bà Nguyễn Thị Phương Thảo tăng hơn 180 bậc trên bảng xếp hạng người giàu nhất thế giới. Hiện bà Phương Thảo đang đứng ở vị trí thứ 728 trong bảng xếp hạng người giàu nhất thế giới, với khối tài sản trị giá 3,3 tỷ USD.

Tuy nhiên, ở một số mã áp lực chốt lời đã xuất hiện. VietJet (VJC) và Ngân hàng HDBank (HDB) của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã tụt giảm sau nhiều phiên tăng điểm. Cụ thể, ngày 26/1, thị giá VJC đã giảm 9.500 đồng xuống còn mức 190.000 đồng/cổ phiếu.

Đáng chú ý, ngày 28/1 ngay sau khi loạt ảnh dàn người mẫu diện bikini đón tiếp đội tuyển U23 Việt Nam trở về nước sau khi kết thúc giải U23 châu Á. Việc sử dụng người mẫu bikini trong một sự kiện long trọng, được người dân cả nước quan tâm khiến Vietjet bị nhiều người chỉ trích.

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet Air, sau đó đã thay mặt ban lãnh đạo công ty gửi lời xin lỗi tới Liên đoàn bóng đá Việt Nam, đội tuyển U23 Việt Nam và người hâm mộ, giải thích đó là hành động tự phát của người mẫu.

Tuy nhiên, loạt ảnh nhạy cảm đã kéo cổ phiếu VJC tuột dốc nhanh chóng. Trong phiên giao dịch ngày 29/1, cổ phiếu VJC có nhiều thời điểm rớt xuống còn có 185.000 đồng/cổ phiếu. Đóng cửa phiên hôm nay, VJC giảm nhẹ 500 đồng/cổ phiếu, xuống mức 189.500 đồng và đánh dấu phiên giảm giá thứ 2 liên tiếp.

Nhiều nhà đầu tư chứng khoán có sở hữu cổ phiếu VJC cho rằng nguyên nhân của phiên giảm giá thứ 2 liên tiếp đến từ thông tin không mấy tích cực vừa qua.

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...