Cổ phiếu VPBank tăng gần 10% sau thông tin đưa G-Dragon về Việt Nam

Cổ phiếu VPB tăng trần trong phiên 14/5, ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong hơn một tháng, sau khi VPBank công bố tổ chức đại nhạc hội quốc tế với sự góp mặt của hai biểu tượng Kpop – G-Dragon và CL...

Cổ phiếu VPBank tăng gần 10% sau thông tin đưa G-Dragon về Việt Nam

Phiên giao dịch ngày 14/5 chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ của cổ phiếu của ngân hàng VPBank (mã chứng khoán: VPB), khi mã này tăng trần gần 6,78% lên mức 18.900 đồng/cổ phiếu, cao nhất trong hơn một tháng qua.

Khối lượng giao dịch thỏa thuận vượt 95,5 triệu cổ phiếu, gấp 3,5 lần so với phiên trước, với giá trị lên tới 1.755 tỷ đồng. Tính từ đầu tuần, VPB đã tăng gần 10%, đưa vốn hóa thị trường lên hơn 149.000 tỷ đồng. Cùng thời điểm, nhà đầu tư nước ngoài cũng ghi nhận mua ròng mạnh gần 280 tỷ đồng, tương đương 15 triệu cổ phiếu, cho thấy sức hút đang lên của mã này.

anh-chup-man-hinh-2025-05-14-luc-154145.png
Diễn biến cổ phiếu VPB trong thời gian qua

Đáng chú ý, cú tăng giá cổ phiếu diễn ra ngay sau thông báo VPBank sẽ tổ chức sự kiện âm nhạc quốc tế "VPBank K-Star Spark in Vietnam 2025", đánh dấu sự trở lại của G-Dragon sau 12 năm vắng bóng tại Việt Nam.

Sự kiện này ngay lập tức tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ và cộng đồng yêu nhạc Kpop. G-Dragon, thành viên nhóm nhạc huyền thoại Big Bang, từ lâu đã là biểu tượng văn hóa châu Á với sức ảnh hưởng sâu rộng vượt khỏi phạm vi âm nhạc.

Không dừng lại ở đó, chỉ một giờ sau, VPBank tiếp tục công bố sự xuất hiện của CL, nữ nghệ sĩ từng là thủ lĩnh của nhóm 2NE1, được mệnh danh là “nữ hoàng Kpop”. Việc quy tụ hai nhân vật biểu tượng của Kpop trên cùng một sân khấu tại Việt Nam được ngân hàng mô tả là “giấc mơ thành hiện thực” cho hàng triệu người hâm mộ.

Chiến lược truyền thông này không chỉ tạo tiếng vang lớn mà còn khéo léo định vị VPBank như một thương hiệu trẻ trung, bắt kịp xu hướng và gần gũi với thế hệ khách hàng mới.

Bối cảnh thị trường càng thêm sôi động khi VN-Index tăng hơn 16 điểm lên mức 1.309 điểm trong phiên 14/5. Dòng tiền lan tỏa mạnh, 426 mã tăng giá, trong đó nhóm ngân hàng nổi bật với sắc xanh đồng loạt: VCB tăng 3,35%, BID tăng 4,61%, TCB tăng 1,53%, LPB tăng 2,73%, HDB tăng 1,83%. Tuy nhiên, VPB là cái tên nổi bật nhất, không chỉ nhờ kết quả giao dịch mà còn bởi hiệu ứng truyền thông ngoài sàn.

Trên thực tế, việc các ngân hàng Việt Nam sử dụng hình ảnh KOLs, nghệ sĩ nổi tiếng để truyền thông không còn mới. Techcombank từng tài trợ chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai”, VIB gắn với “Anh trai say Hi”, còn TPBank tạo dấu ấn với “Em xinh say Hi”.

Trong khi truyền thông đang đổ dồn sự chú ý vào các ngôi sao giải trí, thì nền tảng tài chính của VPBank cũng thể hiện sự vững vàng. Quý 1/2025, ngân hàng ghi nhận tổng thu nhập hoạt động hợp nhất đạt gần 15.600 tỷ đồng, tăng 16,1% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.015 tỷ đồng, tăng hơn 20%. Tổng tài sản hợp nhất cuối quý chạm ngưỡng 994.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, ngày 15/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 5%, tương đương mỗi cổ phiếu nhận 500 đồng. Ngày thanh toán dự kiến là 23/5, với tổng giá trị chi trả gần 3.967 tỷ đồng, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp VPBank duy trì chính sách cổ tức ổn định như đã cam kết từ năm 2023.

Sự kết hợp giữa chiến lược tài chính chắc chắn và cách tiếp cận truyền thông hiện đại, táo bạo đang giúp VPBank ghi điểm trên nhiều mặt trận.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

VN-Index có thể vẫn giữ được quán tính tăng

VN-Index có thể vẫn giữ được quán tính tăng

Thị trường chứng khoán mở đầu tuần mới đầy khởi sắc khi VN-Index tăng gần 16 điểm, vượt qua vùng giá cao nhất kể từ đầu tháng 4 và tiến sát mốc tâm lý 1.300 điểm, tuy nhiên giới phân tích cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục rung lắc và phân hóa trong ngắn hạn, đặc biệt tại những vùng kháng cự mạnh...

VN-Index hướng tới vùng mục tiêu 1.275 – 1.313 điểm

VN-Index hướng tới vùng mục tiêu 1.275 – 1.313 điểm

Thị trường đã có tuần giao dịch đầu tháng 5 đầy khởi sắc, lấy lại gần như toàn bộ mức giảm mạnh trong tháng 4 nhờ loạt thông tin tích cực từ diễn biến đàm phán thương mại, dù vậy, áp lực đang dần hiện hữu, khiến xu hướng sắp tới được dự báo sẽ giằng co hơn khi chỉ số tiến gần mốc 1.300 điểm...

”Vị đắng” của ngành bia đầu năm 2025

”Vị đắng” của ngành bia đầu năm 2025

Chi phí đầu vào tăng cao, sức tiêu thụ suy yếu và chính sách mới siết chặt đã đẩy nhiều doanh nghiệp ngành bia vào một quý kinh doanh “đậm vị đắng”, khi lợi nhuận lao dốc và cổ phiếu giao dịch ảm đạm...

Giá cà phê lập đỉnh, doanh nghiệp ồ ạt xây nhà máy chế biến

Giá cà phê lập đỉnh, doanh nghiệp ồ ạt xây nhà máy chế biến

Giá cà phê liên tục lập đỉnh không chỉ đem lại lợi nhuận cho ngành xuất khẩu mà còn tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu. Một làn sóng xây dựng nhà máy quy mô lớn, đang lan rộng từ Tây Nguyên đến các vùng kinh tế trọng điểm khác nhau...

Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE), Mỹ

Phố Wall "nín thở" theo dõi cuộc đối thoại Mỹ-Trung

Chứng khoán Mỹ đóng cửa trong trạng thái ít biến động khi giới đầu tư dõi theo những phát biểu của Tổng thống Donald Trump về thuế quan với Trung Quốc ngay trước thềm cuộc đàm phán thương mại diễn ra vào cuối tuần này…

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Trong bức tranh lợi nhuận quý 1/2025 đầy biến động của ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, sự sa sút đồng loạt của loạt ông lớn như Sabeco, PNJ, hay Thế giới di động... lại mở đường cho một cái tên ít được chú ý bất ngờ vươn lên chiếm vị trí dẫn đầu về lợi nhuận...

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…