Phó Tổng giám đốc VPBank chi hơn 90 tỷ để mua 5 triệu cổ phiếu VPB

Sau khi mua thêm 5 triệu cổ phiếu, bà Nhung đã nâng tổng số cổ phần VPB sở hữu từ 1,1 triệu đơn vị lên gần 6,1 triệu đơn vị, tương đương 0,0765% vốn điều lệ ngân hàng. Ước tính, bà Nhung đã chi khoảng 92,5 tỷ đồng để mua số cổ phiếu trên...

Phó Tổng giám đốc VPBank chi hơn 90 tỷ để mua 5 triệu cổ phiếu VPB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – mã chứng khoán: VPB) vừa công bố kết quả giao dịch của bà Phạm Thị Nhung, Thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Thường trực.

Cụ thể, bà Nhung đã hoàn tất việc mua 5 triệu cổ phiếu thông qua phương thức khớp lệnh. Giao dịch này được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1/8 đến ngày 26/8.

Sau khi mua thêm 5 triệu cổ phiếu, bà Nhung đã nâng tổng số cổ phần VPB sở hữu từ 1,1 triệu đơn vị lên gần 6,1 triệu đơn vị, tương đương 0,0765% vốn điều lệ ngân hàng.

Trong thời gian từ ngày 1/8 đến 26/8, giá cổ phiếu VPB trên sàn giao dịch với mức giá trung bình khoảng 18.500 đồng/cổ phiếu. Ước tính theo mức giá này, bà Nhung có thể đã chi khoảng 92,5 tỷ đồng để mua số cổ phiếu trên.

Ảnh chụp Màn hình 2024-08-29 lúc 12.12.33.png
Diễn biến cổ phiếu VPB trong thời gian qua

Mới đây, VPBank đã công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên, cập nhật đến ngày 20/8. Đáng chú ý, danh sách mới nhất đã xuất hiện thêm một cổ đông tổ chức là Tianhong Vietnamese Market Equity Launched QDII Fund. Quỹ đầu tư này hiện nắm giữ hơn 91 triệu cổ phần VPB, tương đương 1,15% vốn điều lệ của ngân hàng này.

Theo tìm hiểu, Tianhong Vietnamese Market Equity Launched QDII Fund là một quỹ mở được thành lập tại Trung Quốc, chuyên đầu tư vào thị trường cổ phiếu Việt Nam và đặc biệt theo dõi chỉ số VN30. Quỹ đầu tư đang phân bổ gần 80% tổng tài sản vào cổ phiếu, ít nhất 80% tài sản phi tiền mặt vào cổ phiếu liên quan đến Việt Nam.

Trước đó, Tianhong Vietnamese Market Equity Launched QDII Fund không nằm trong danh sách cổ đông nắm trên 1% vốn tại VPBank theo báo cáo công bố ngày 19/7.

Cùng với Tianhong Vietnamese Market Equity Launched QDII Fund, danh sách cổ đông nắm trên 1% vốn mới nhất của VPBank cũng xuất hiện một cổ đông tổ chức khác là Composite Capital Master Fund LP đang nắm hơn 135 triệu cổ phần VPB, tương ứng 1,7% vốn của ngân hàng.

Tuy nhiên, quỹ Composite Capital Master Fund LP đã giảm đáng kể tỷ lệ sở hữu tại VPBank từ mức 2,7% - theo công bố vào ngày 19/7 xuống còn 1,7% vốn cổ phần, tương ứng hơn 135 triệu cổ phần VPB tại thời điểm ngày 20/8.

Composite Capital Master Fund LP là một quỹ đầu tư có đăng ký trụ sở tại quần đảo Cayman (thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland), được biết đến thông qua một số giao dịch mua lại cổ phiếu từ Dragon Capital.

Tính đến ngày 19/7, có tổng cộng 13 cổ đông cá nhân và 4 cổ đông tổ chức sở hữu tổng cộng gần 5,1 tỷ cổ phần VPB, chiếm hơn 64% vốn điều lệ của VPBank.

Cụ thể, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngô Chí Dũng nắm 4,14% vốn. Người có liên quan tới ông Dũng cũng nắm giữ 2,34 tỷ cổ phần VPB, chiếm 29,5% vốn điều lệ VPBank. Như vậy, ông Dũng và người có liên quan nắm giữ gần 34% vốn điều lệ VPBank, cao hơn nhiều so với tỷ lệ sở hữu 13% công bố hồi cuối năm 2023.

Lý do có thay đổi lớn về tỷ lệ sở hữu của ông Dũng và người có liên quan là do quy định của Luật Các tổ chức tín dụng mới được áp dụng từ ngày 1/7 đã mở rộng hơn về những người có liên quan. Theo đó, danh sách những người có liên quan được mở rộng so với trước, gồm cả cha mẹ nuôi, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng, anh em rể, chị em dâu, ông bà nội ngoại… tức là 5 thế hệ.

Ngoài ông Dũng và người liên quan, danh sách cổ đông cá nhân nắm trên 1% vốn VPBank còn có 2 lãnh đạo cấp cao khác là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Bùi Hải Quân với tỷ lệ 1,97% vốn. Người liên quan ông Quân là bà Kim Ngọc Cẩm Ly - vợ ông Quân cũng nắm 3,6% vốn điều lệ VPB. Như vậy, hai vợ chồng ông Quân sở hữu 5,59% vốn VPBank.

Tổng Giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh đang sở hữu 1,3% vốn điều lệ. Người liên quan ông Vinh nắm 1,6% vốn VPBank. Tổng số cổ phiếu mà ông Vinh và người liên quan nắm giữ tương ứng gần 2,9% vốn điều lệ VPB.

Cổ đông liên quan tới Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Lô Bằng Giang gồm bà Lý Thị Thu Hà (mẹ ông Giang) hiện nắm 3,6% vốn và bà Nguyễn Thu Thủy (vợ ông Giang) nắm 2,6% vốn. Hiện ông Giang nắm chưa tới 1% vốn nên không xuất hiện trong danh sách này.

Như vậy, tổng tài sản của 13 cá nhân là lãnh đạo và người liên quan đang nắm giữ hiện chiếm gần 41% vốn điều lệ của VPBank.

VPBank cũng công bố 4 cổ đông tổ chức gồm Sumitomo Mitsui nắm hơn 15% cổ phần; Công ty Cổ phần Diera Corp nắm hơn 4,39%, người có liên quan doanh nghiệp này nắm 13,65%; Composite Capital Master nắm 2,73%; Vietnam Enterprise nắm 1,28% và người có liên quan nắm 2,19%.

Xem thêm

Ngân hàng chính thức bán vàng miếng SJC trên ứng dụng số

Ngân hàng chính thức bán vàng miếng SJC trên ứng dụng số

Vietcombank sẽ dừng cung cấp các dịch vụ đặt lịch mua vàng miếng SJC trên website và giao dịch thanh toán tiền mua vàng miếng SJC tại quầy kể từ ngày 27/8. Đồng thời, ngân hàng sẽ chuyển qua tiện ích "Mua vàng miếng SJC" trên ứng dụng VCB Digibank...

Ngân hàng Nhà nước cho phép TPBank tăng vốn thêm 4.403 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước cho phép TPBank tăng vốn thêm 4.403 tỷ đồng

TPBank sẽ phát hành tối đa 440,3 triệu cổ phiếu mới để trả cổ tức cho cổ đông theo tỷ lệ 20%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu tại ngày chốt quyền sẽ được nhận 20 cổ phiếu mới. Sau phát hành, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng từ 22.016 tỷ đồng lên tối đa 26.420 tỷ đồng...

Có thể bạn quan tâm

Tỷ giá giảm sâu, Kho bạc Nhà nước muốn mua thêm 100 triệu USD

Tỷ giá giảm sâu, Kho bạc Nhà nước muốn mua thêm 100 triệu USD

Kho bạc Nhà nước chào mua ngoại tệ trong bối cảnh tỷ giá USD/VND tiếp đà giảm sâu. Đây là lần thứ ba trong năm 2024 cơ quan này thông báo mua ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại. Trước đó, Kho bạc Nhà nước đã chào mua tối đa 150 triệu USD vào ngày 5/9 và 100 triệu USD vào ngày 22/5...

Ngân hàng Nhà nước: Miễn giảm lãi suất, đẩy mạnh vay mới khôi phục sản xuất sau cơn bão số 3

Ngân hàng Nhà nước: Miễn giảm lãi suất, đẩy mạnh vay mới khôi phục sản xuất sau cơn bão số 3

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng tổng hợp thiệt hại của khách hàng vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định hiện hành...

Bức tranh tổng quan ngành ngân hàng và triển vọng tăng trưởng năm 2024

Bức tranh tổng quan ngành ngân hàng và triển vọng tăng trưởng năm 2024

Sự phục hồi của nền kinh tế sẽ tiếp tục đẩy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tăng cao để mở rộng sản xuất, và đồng thời kích thích tiêu dùng của người dân. Do đó, tăng trưởng tín dụng năm 2024 hoàn toàn có thể đạt 14% - 15%, tiệm cận mức mục tiêu của Chính phủ đề ra...

Ngân hàng “hốt bạc” nhờ kinh doanh chứng khoán

Ngân hàng “hốt bạc” nhờ kinh doanh chứng khoán

Khảo sát từ báo cáo tài chính bán niên năm 2024 tại các ngân hàng thương mại cổ phần cho thấy, rất nhiều nhà băng thu về lãi lớn nhờ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh tăng trưởng cao…