Coca-Cola Việt Nam chính thức đổi chủ

Swire Coca-Cola Limited, công ty con 100% vốn của Tập đoàn Swire Pacific (Anh) đã chính thức sở hữu Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam, công ty nhượng quyền đóng chai của Tập đoàn Coca–Cola (Mỹ) tại Việt Nam.

Coca-Cola Việt Nam

Với việc sở hữu Coca-Cola Việt Nam, Swire Coca-Cola Limited sẽ sở hữu và vận hành 3 cơ sở sản xuất nước giải khát, 18 dây chuyền sản xuất, 6 trung tâm phân phối tại Việt Nam; đồng thời sử dụng lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp hơn 3.500 người.

Việc mua lại Coca-Cola Việt Nam đánh dấu thương vụ lớn thứ 2 của Swire Coca-Cola Limited tại khu vực Đông Nam Á sau thương vụ mua l Công ty TNHH Nưc Gii Khát Campuchia vào tháng 11/2022. Mặc dù vậy, giá trị mua lại của thương vụ này không được tiết lộ. 

Với việc mua lại Coca-Cola Việt Nam, hệ thống vận hành có quy mô lớn tại Việt Nam sẽ bổ trợ cho hệ thống vận hành hiện nay của Swire Coca-Cola tại Campuchia.

Với 2 thương vụ này, Swire Coca-Cola Limited đang thể hiện rõ mục tiêu mở rộng phạm vi hoạt động tại Đông Nam Á - một khu vực được hãng đánh giá là năng động và sôi nổi với tiềm năng tăng trưởng lớn, đặc biệt trong lĩnh vực nước giải khát. 

“Việc hoàn tất thoả thuận lần này đánh dấu một cột mốc lịch sử mới cho Swire Coca-Cola”, ông Patrick Healy – Chủ tịch Swire Coca-Cola nhấn mạnh. 

Swire Coca–Cola hiện là đối tác đóng chai lớn thứ năm của Coca–Cola tính theo sản lượng. Công ty này cũng độc quyền sản xuất, tiếp thị và phân phối các sản phẩm của Tập đoàn Coca–Cola tại 11 tỉnh và thành phố Thượng Hải (Trung Quốc); Hồng Kông; Đài Loan; Campuchia; Việt Nam và 13 tiểu bang của Mỹ.

Swire Coca–Cola cũng đang sản xuất hơn 60 nhãn hiệu nước giải khát và phân phối các sản phẩm này đến 880 triệu người.

Swire còn là chủ sở hữu của hãng hàng không Cathay Pacific và tham gia vào nhiều lĩnh vực khác như logistics, kho lạnh, dịch vụ... Với vị thế này của Swire, sự đổi chủ của Coca-Cola Việt Nam có thể tạo ra những diễn biến mới trong thị trường đồ uống Việt Nam.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…